Vietnamdefence.com

 

Tình báo điện tử Anh: Bí mật - Đã đến lúc phải thú nhận (1)

VietnamDefence - Ngày 12 tháng 1 năm 1978, ngoại trưởng Anh đã có tuyên bố chính thức. liên quan đến những người đã làm việc cho GCHQ thời Thế chiến II. Từ nay, những người đã tham gia giải phá máy mã Enigma của Đức đã có thể công khai nói họ đã tham gia vào chiến dịch quy mô lớn này.

Đừng sợ sệt trước kẻ thù:
kẻ thù độc ác nhất của con người
là chính anh ta.

K. Prutkov. "Những trước tác"

Bí mật

Đã đến lúc phải thú nhận

Ngày 12 tháng 1 năm 1978, ngoại trưởng Anh đã có tuyên bố chính thức. Nó liên quan đến những người trong thời chiến tranh thế giới thứ II đã làm việc cho GCHQ.

Từ nay, những người đã tham gia vào việc giải phá máy mã Enigma (Bí mật) của Đức đã có thể công khai nói rằng, họ đã tham gia vào chiến dịch quy mô lớn này.

Tuy nhiên, họ vẫn bị cấm tiết lộ về các chi tiết kỹ thuật trong công việc của mình và về việc thông tin thu được bằng cách đọc các điện mật mã Enigma đã được chính phủ và bộ chỉ huy quân sự Anh sử dụng như thế nào. Tại sao?

Một là các chuyên gia GCHQ không muốn công khai thừa nhận họ không thể giải phá Enigma nếu máy mã này được sử dụng đúng cách. Việc đọc được điện tín mật mã của Đức thời chiến hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chặn thu, việc biết được các đoản ngữ chuẩn trong các bức điện chặn thu được và những lỗi của các báo vụ viên Đức.

Hai là sau chiến thắng trước nước Đức, một thú tiêu khiển phổ biến của các nhân viên GCHQ là săn tìm máy mã Enigma. Phần thưởng cho một máy mã Enigma còn nguyên vẹn là một kỳ nghỉ phép bổ sung về nước. Những máy mã Enigma tìm được người Anh đã bán cho các nước khác.

Thậm chí vào cuối thập niên 1970, hàng trăm máy mã loại này vẫn còn được sử dụng trên khắp thế giới. Tin tức về việc các bức điện mật mã của các máy Enigma đang bị đọc trộm không thể không gây ra ấn tượng nặng nề cho các đồng minh của Anh, những nước đã nhận và sử dụng các máy mã này với tư cách hàng "viện trợ" và phải trả cho chúng không ít tiền.

Trong lịch sử nước Anh, khó tìm ra những sự kiện có thể sánh với các sự kiện xung quanh máy mã Enigma cả về mức độ bí mật lẫn quãng thời gian điều đó diễn ra.

Sau chiến tranh thế giới thứ I, Churchill đã viết tràng giang đại hải về vai trò của tình báo vô tuyến điện tử trong chiến thắng đối với nước Đức, nhưng đã im lặng về Enigma trong các hồi ký của mình về chiến tranh thế giới thứ II.

Các chính trị gia và nhà quân sự Anh khác cũng đã theo gương ông.

Print Print E-mail Print