Vietnamdefence.com

 

Ngăn ‘cách mạng màu’, Congo bắt nhân viên USAID

VietnamDefence - Tại Kinshasa, thủ đô CHDC Congo, các cơ quan an ninh đã bắt giữ một nhóm đối lập và phóng viên nước ngoài sau cuộc họp báo của họ ủng hộ phong trào thanh niên sở tại. Trong số những người bị bắt có cả một nhà ngoại giao Mỹ, một trường hợp chưa từng có tiền lệ. Theo tờ Vzglyad (Nga), đây là nhân viên của cơ quan “phụ trách” tổ chức ‘các cuộc cách mạng màu’.

“Có lẽ ở trong USAID người ta thực sự cho rằng, họ có thể gây mất ổn định tình hình ở CHDC Congo với 65 triệu dân chỉ bằng sức mạnh của một nhân viên da trắng cầm hộ chiếu ngoại giao và vài đứa oắt con vãng lai”
Đã qua từ lâu cái thời cảnh sát các nước Phi châu phía nam Sahara không chỉ không muốn bắt giữ, mà cả giữ mình cho xa để không chạm vào người da trắng.

Nhưng ngay cả khi xét đến các xu hướng mới (ngược lại) thì việc bắt giữ dù là ngẫu nhiên, dù là chỉ trong đôi giờ một nhân viên ngoại giao Mỹ vẫn là một sự kiện chấn động. Và không chỉ đối với CHDC Congo. Đây là trường hợp đầu tiên như vậy đối với châu Phi, đúng hơn là đối với khu vực Trung Phi.

Tuy nhiên, cần giải thích rằng, Mỹ chưa bao giờ trực tiếp can thiệp vào đời sống chính trị bão táp của CHDC Congo. Trước đây, thích làm việc này chủ yếu là người Bỉ khi họ còn khả năng làm, còn vào giữa thập niên 1990, đời sống ở Congo đã trở nên tồi tệ hết mức.

Năm 1997, trong cái gọi là cuộc chiến tranh Congo lần thứ nhất, ông Laurent-Désiré Kabila, cha của vị tổng thống đương nhiệm Joseph Kabila, cùng với các nước láng giềng Uganda, Burundi và Rwanda đã lật đổ tổng thống đáng sợ hồi đó Mobutu Sese Seko vốn cầm quyền từ năm 1965.

Sau cái chết kỳ lạ của Laurent-Désiré Kabila vào năm 2001, người con trai 28 tuổi Joseph Kabila của ông, lúc đó là Tổng tham mưu trưởng, đã kế thừa quyền lực.

Năm 2004, Joseph Kabila đã trở thành tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của CHDC Congo và phải ghi nhận công lao của ông khi ông đã ổn định được tình hình, chấm dứt được cuộc chiến tranh Congo lần thứ hai tưởng chừng kéo dài bất tận, trong đó Kinshasa đối đầu với các cựu đồng minh của mình.

Về hình thức, Joseph Kabila thậm chí đã khôi phục được quyền kiểm soát đối với các tỉnh đã mất ở miền đông mặc dù nếu nhìn một cách khách quan, đó là sự hỗn loạn có kiểm soát hơn là sự kiểm soát.

Đứng sau lưng cha con Kabila từ những năm 1960-1970 là Trung Quốc. Ngay vào đầu sự nghiệm quân sự-chính trị của mình, Kabila cha là một phần tử Maoist điên cuồng và học trò của Patrice Lumumba. Ông đã thu nhận những tư tưởng này nước Pháp muôn đời sôi sục, nơi ông học theo truyền thống của một người xuất thân từ gia đình danh giá của bộ lạc Luba nói tiếng Bantu. trung Quốc đã vũ trang và tài trợ hoàn toàn cho quân đội của Kabila cha khi ông phát động khởi nghĩa tỉnh Nam Kivu hiện nay và thành lập đó một nhà nước tự xưng tồn tại suýt soát 20 năm.

Hồi đó, Kabila cha cũng rất kính phục Che Guevara mặc dù quan hệ giữa hai người rất phức tạp. Lãnh tụ Cuba đánh giá Kabila cha là một “nhà lãnh đạo quần chúng” tài năng, nhưng công khai phê phán ông ta về tính bất cẩn, vô kỷ luật và sinh hoạt bừa bãi. Cuối cùng, họ đã cắt đứt quan hệ, đơn vị du kích Cuba không có sự ủng hộ của dân chúng địa phương đã bị quân đội Mobutu đánh tan, còn Che Guevara khó khăn lắm mới thoát được. Nhưng dù sao cũng không thể bác bỏ một sự thật là trong 20 năm, trên bản đồ châu Phi đã tồn tại một nhà nước độc lập tự xưng do một “nhân vật theo Che Guevara” đứng đầu, hoàn toàn theo Bắc Kinh, còn sau đó giành lấy toàn bộ chính quyền ở một trong những quốc gia lớn nhất và tiềm năng giàu có nhất Phi châu.

Mỹ đứng ngoài và với sự kinh hoàng không giả dối nhìn vào tất cả những chuyện này vì họ cũng chẳng kiểm soát chặt chẽ gì chế độ Mobutu với 7 tỷ USD của cải của ông ta, hơn nữa họ cũng không thể kiểm soát hoàn toàn một con người mà trong đầu có sự trộn lẫn của chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Trotsky cộng thêm chủ nghĩa dân tộc châu Phi. Theo sáng kiến của chính Kabila cha, CHDC Congo đã từng bước hôi phục được quan hệ bình thường nào đó với Washington, nhưng không quá.

Kabila con học tại một học viện quân sự ở Bắc Kinh và cũng chẳng hề có quan điểm thân Mỹ. “Sự dân chủ hóa” và thắng lợi không dễ dàng của ông tại cuộc bầu cử vào năm 2004 là những bước đi mang tính bắt buộc hơn là phản ánh hướng tư duy đích thực. Sau cái chết kỳ lạ của cha, Joseph Kabila còn quá trẻ để trở thành nhà lãnh đạo quốc gia thật sự, kết quả là người ta đã lập ra một cơ cấu lãnh đạo đặc biệt. Trong đó tồn tại một đối trọng quyền lực của tổng thống dưới hình thức 4 vị phó tổng thống được các đảng đối lập chỉ định mà thực chất là những người kế thừa chính trị của các nhóm quân sự đã chiến đấu chống Kabila cha.

Sau cuộc bầu cử năm 2004, cơ cấu này bị giải thể và quyền lực của Joseph Kabila được củng cố, nhưng ông ta vẫn phải lưu ý đến quan điểm của phe đối lập vốn một phần dựa trên cơ sở bộ lạc. Ví dụ, đối thủ chính của Joseph Kabila trong cuộc bầu cử tổng thống có họ Bemba, mà bộ lạc này thì sống chủ yếu ở Tanzania và Kenia. Đại biểu nổi bật của bộ tộc Bemba là người dẫn truyền hình Nga, nữ nhà báo Yelena Khanga.

Nhưng điều quan trọng là Joseph Kabila đã nắm quyền ở CHDC Congo hơn 10 năm rồi. Một thời gian như thế đối với các nước châu Phi hoàn toàn chưa phải là giới hạn, nhưng bản thân ông đã đưa đất nước đi theo con đường “dân chủ hóa” vì cho rằng nhờ chính những thiết chế dân chủ này, ông có thể đối phó được phe đối lập vũ trang (bằng cách biến nó thành đối lập nghị viện) và giành được quyền kiểm soát lớn hơn. Vì thế, nhất là sau khi áp dụng cơ chế bầu tỉnh trưởng, khả năng kiểm soát chỉ tồi tệ thêm, các đảng trong quốc hội bắt đầu đòi hỏi thêm những nhượng bộ mới, còn sự hỗn loạn ở biên giới miền đông có vẻ như cũng hoàn toàn không thể ngăn chặn.

Nỗ lực của tổng thống thông qua quốc hội và thượng viện thúc đẩy có những sửa đổi luật pháp cho phép kéo dài thời gian cầm quyền và tăng cường quyền lực tổng thống tất yếu gây ra sự phản đối. “Sự phản đối dân chủ” này lập tức bị chớp lấy và đầu tư từ bên ngoài, trong đó có Mỹ nay đang có tham vọng nhũng mũi vào khắp nơi trên thế giới, nhất là nơi có thể làm suy yếu Trung Quốc hay Nga.

Đáng lưu ý là trong cuộc họp báo mà những người tham gia bị các cơ quan an ninh bắt giữ toàn bộ lại không có sự tham gia của những người sắc tộc Congo. Mà đó là “các nhà hoạt động dân sự” từ các nước châu Phi khác là Burkina-Faso (các đại diện của tổ chức Balai Citoyen) và Senegal (phong trào Y’en a Marre). Những phần tử này là các chuyên gia được thừa nhận về “cách mạng màu”. Ví dụ, những chàng trai Senegal vào năm 2011 và 2012 đã tổ chức “các cuộc phản đối dân sự” chống tổng thống khi đó Abdoulaye Wade. Còn các đại diện của Balai Citoyen đã cầm đầu “cuộc nổi dậy nhân dân” lật đổ quyền lực 27 năm cảu vị tổng thống theo đảng xã hội Blaise Compaore vào tháng 10/2014. Tại Kinshasa, những người này đã mít tinh ủng hộ phong trào Filimbi đang đấu tranh đòi “tăng quyền đại diện của giới trẻ trong chính trường”. Thực chất đó là “phiên bản châu Phi” của các tổ chức thanh niên kiểu như Otpot của Serbia hay Kmara của Gruzia, những động lực của tất cả các cuộc “cách mạng màu” trong thời gian gần đây.

Trực tiếp lãnh đạo tại chỗ đám thanh niên nổi loạn này là Kevin Sturr, đại diện của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ USAID. Chính ông ta đã được nhận dạng là “nhà ngoại giao Mỹ” mà không lâu sau đã được thả nhanh chóng cùng với các công dân nước ngoài còn lại.

Có lẽ ở trong USAID người ta thực sự cho rằng, họ có thể gây mất ổn định tình hình ở CHDC Congo với 65 triệu dân chỉ bằng sức mạnh của một nhân viên da trắng cầm hộ chiếu ngoại giao và vài kẻ choai choai vãng lai.

Joseph Kabila tuy còn “trẻ”, nhưng đã là chính trị gia đủ vững vàng và kinh nghiệm, hơn nữa lại sinh ra trong trại lính trong rừng rậm và cầm súng gần như ở tuổi đến trường. Các báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) về các hành động trấn áp bạo lực đối với các hoạt động chống đối của phe đối lập chỉ có làm cho ông thêm sắc bén. Tóm lại, đây chính là trường hợp mà “công nghệ cách mạng màu” sẽ không thể có tác dụng.

Nguồn: vz, 16.3.2015.

Print Print E-mail Print