Vietnamdefence.com

 

Ấn Độ chế tạo 'tên lửa nano' và tên lửa phòng không, đối không, đối diện tầm 300-400 km

VietnamDefence - Các chuyên gia quân sự Ấn Độ dự định phát triển hàng loạt tên lửa hiện đại, trong số đó có tên lửa siêu nhẹ sử dụng công nghệ nano và tên lửa phòng không tầm xa (300 km).

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Akash do Ấn Độ tự phát triển

Phát biểu nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập phân hãng HILS (Hardware-in-Loop Simulation) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Imarat, Giám đốc ngành tên lửa và các hệ thống chiến lược của Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO (Ấn Độ) Avinash Chander đã tuyên bố rằng, mục tiêu tiếp theo là chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không tầm bắn 300 km.

Họ cũng dự định phát triển tên lửa không đối diện tầm 400 km và không đối không tầm 300 km. Ấn Độ sẽ còn nghiên cứu chế tạo các tên lửa hành trình siêu âm và dưới âm phóng từ tàu ngầm đẳng cấp thế giới. Trung tâm Nghiên cứu Imarat là phòng thí nghiệm tên lửa chính của DRDO.

Cựu Chủ tịch và nhà sáng lập Trung tâm Imarat, ông A.P.J. Abdul Kalam đã nói rằng, hiện nay, đang có sự “hội tụ công nghệ” khi mà các công nghệ nano tồn tại bên cạnh thiết bị điện tử silic tích hợp và lượng tử ánh sáng, tích hợp lẫn nhau sẽ tiếp tục phát triển. Theo dự báo của ông, sự phát triển tích hợp các công nghệ sinh học, nano và thông tin trong tương lai có thể dẫn đến sự ra dời của các robot nano.

Giám đốc Trung tâm Imarat, ông S.K. Chaudhuri đã trình bày về hoạt động của HILS. Phân hãng này làm việc đánh giá hoạt động của các hệ thống và phân hệ điều khiển bay, phần mềm trên khoang và đánh giá tổ hợp hiệu quả của tên lửa trước khi bay thử.

Nguồn: bharat-rakshak.com, MP, 2.8.2012.

Print Print E-mail Print