Vietnamdefence.com

 

Tình báo điện tử Anh: Bí mật - Những quả trứng vàng (4)

VietnamDefence - Tại Anh, trung tâm của các hoạt động mã thám Enigma là lãnh địa thời Victoria Bletchley Park cách London 100 km. Cho đến đầu thập niên 1990, nó chẳng thay đổi mấy so với thập niên 1940 khi nó trở thành nơi trú ngụ của những bộ não xuất chúng nhất Anh quốc.

Tại đây, họ làm việc với một mục đích là giải phá bí mật của Enigma đang che giấu các bí mật của Đức. Dần dần, số nhân viên ở đây tăng lên đến 9 nghìn nam nhân viên và 1 nghìn nữ nhân viên. Ngôi nhà cổ đã không còn đủ chỗ cho tất cả và bên cạnh nó đã mọc lên những công trình tạm thời xây lên vội vàng. Các trại lính còn nguyên vẹn, không bị huỷ hoại vẫn đứng đó sau nửa thế kỷ như những chứng nhân câm lặng của kỹ thuật thần kỳ ẩn giấu sau các bức tường của chúng thời đó, khi mà những bước đầu tiên tiến vào kỷ nguyên máy tính được thực hiện.

Bletchley Park trở thành một thứ thành phố đại học giành cho các nhà toán học Anh đặc biệt tài năng. Đó là một công ty nhiều vẻ của những nhà bác học chói sáng, lập dị, đa số đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge. Những trò đùa muôn thuở của họ, cho đến tận những trò nhại âm nhạc, đang tạo ra ở Bletchley Park một không khí đặc thù có một không hai.

Người đầu tiên trong số đó là nhà toán học có phép lạ trẻ Alan Turing (1912-1954), người đã gia nhập GCHQ khi mới tròn 27 tuổi. Ông đã đi vào lịch sử như người sáng lập bộ môn khoa học máy tính. Ngay từ trước chiến tranh, ông đã viết nhiều công trình về lý thuyết máy tự động (tất cả những người có liên hệ ít nhiều đến lĩnh vực toán học này đều biết đến "chiếc máy Turing" (Turing machine). Theo ông, nước Anh trông cậy chính vào những chiếc máy này để giải phá các hệ mã của Đức và đã không chọn nhầm.

Với kinh nghiệm thành công đầu tiên trong việc đọc điện tín mật mã liên lạc của Đức vào đầu thập niên 1940, một vấn đề đặt ra trước người Anh là một mặt không được để lộ; mặt khác phải tận dụng tối đa nguồn tin. Bởi vậy, người ta đã quyết định giả đò như dữ liệu là do một điệp viên cao cấp ở Berlin có bí danh Boniface cung cấp. Tuy nhiên, trong số những người được nhận thông tin này, có người không thật tin vào Boniface: GCHQ rất cần những quân nhân bởi họ là những người có thể nhận thức được giá trị của các dữ liệu tình báo vô tuyến điện tử và chuyển nó theo cách phù hợp cho ban lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Các sự kiện năm 1940 đã làm thay đổi tận gốc tình hình.

Mùa xuân năm 1940, Hitler đã bắt tay vào chinh phục Tây Âu. Theo nguyên tắc domino, các nước Đan Mạch, Nauy và Bỉ lần lượt thất trận. Đầu tháng 5 năm đó, Đức tiến hành cuộc tấn công ồ ạt chống quân Anh, Pháp. Dấu hiệu đầu tiên của cuộc tấn công này là hoạt động gia tăng của các đài vô tuyến điện của Đức. Sau 20 ngày chiến sự, GCHQ đã đọc được điện tín mật mã của Luftwaffe ngày 20 tháng 5 năm 1940. Sau đó, việc đọc được điện mã trở nên thường xuyên hơn với khoảng 1 nghìn bức điện mã một ngày. Mặc dù thông tin thu được chỉ liên quan đến Luftwaffe, nhưng nó đã cho phép hình dung bức tranh chiến sự một cách đầy đủ bởi vì Không quân Đức hoạt động có hiệp đồng chặt chẽ với Wehrmacht. Tuy vậy, quân Anh, Pháp đã rút chạy hỗn loạn đến mức họ không thể lợi dụng được thông tin này.

Trong lúc đó, giai đoạn mới của cuộc chiến đã bắt đầu với GCHQ. Cho đến mùa hè năm 1940, Anh chỉ còn một mình đối chọi với Đức. Các đơn vị của GCHQ làm nhiệm vụ đọc điện mã của Nhật đã chặn thu và giải mã được bức điện do đại sứ Nhật gửi từ Hungary về Tokyo nói rằng, khi thảo luận với thủ tướng Hungary Horti, ông ta đã nhận được tin quân Đức chuẩn bị đổ bộ lên nước Anh.

Vũ khí khủng khiếp của người Anh trong cuộc đấu quyết tử để sống còn này là những thiên tài trẻ tuổi tập trung tại Bletchley Park. Chính họ sẽ tìm ra con đường đúng đắn trong mê cung bằng điện rắc rối của Enigma. Tháng 5 năm 1940, nhiệm vụ của họ thêm khó khăn hơn" vì Đức áp dụng những thay đổi trong công tác liên lạc  điện cơ yếu và đã gây ra những hậu quả rất tiêu cực. Những thay đổi này có liên quan đến đoạn mở đầu bức điện và có ý nghĩa như sau.

Trước ngày 1 tháng 5, quy trình là khá đơn giản. Người gửi điện mã kiểm tra xem khoá có được đặt đúng không: 3 rotor nào được chọn, chúng được đặt theo trình tự nào, việc đảo mạch trên bảng phích cắm có được đặt đúng không. Tiếp đó, anh ta gửi điện viết rõ để yêu cầu người nhận điện mã thiết lập liên lạc. Sau khi được xác nhận sẵn sàng thiết lập liên lạc, người gửi đặt các rotor vào vị trí cần cần thiết được quy định bằng 3 chữ cái Latinh (ví dụ như HTC) tuỳ theo ý mình. Ba chữ cái này tạo thành phần đầu bức điện mã. Để truyền 3 chữ cái này, nhân viên cơ yếu còn phải chọn hú hoạ thêm 3 chữ cái nữa, chẳng hạn như BLG. Sử dụng BLG để đặt vị trí ban đầu cho các rotor, nhân viên cơ yếu gõ phím máy Enigma hai lần các chữ cái HTC và nhận được chuỗi chữ RWSANW. Người nhận lấy các chữ cái BLG từ đoạn mở đầu bức điện và tiến hành đặt các rotor trên máy Enigma của mình ở vị trí cần thiết. Tiếp đó phần văn bản RWSANW được giải mã và nhận được khoá mã để giải mã toàn bộ bức điện mã nhận được.

Từ ngày 1 tháng 5 năm 1940, HTC chỉ được mã hoá một lần và thay cho hai tập hợp 5 chữ cái BLGRW SANW... trong bức điện chặn thu được chỉ hiện lên các chữ cái BLGRW S... Trưức khi áp dụng yếu tố mới này thì trước khi xác định vị trí của các rotor, các chuyên gia mã thám  của GCHQ phải xác định các yếu tố còn lại của hệ khoá, việc này được tiến hành dựa vào đoạn mở đầu bức điện chỉ gồm 9 chữ cái bằng cách sử dụng máy Bombes. Việc bỏ đi 3 chữ cái trong đoạn mở đầu bức điện có ý nghĩa quyết định. Dần dần, do người Đức mở rộng áp dụng thủ pháp mới nên Enigma không còn giải phá được nữa.

Nhóm chuyên gia ở Bletchley Park chỉ còn lại vài tháng để vượt qua vật cản xuất hiện bất ngờ này.  Sự vội vàng đó còn là do chính vào mùa hè năm 1940, Không quân Đức tràn đầy quyết tâm đánh gục nước Anh ngay trước khi đổ bộ quân Đức lên quần đảo này. Thống chế không quân phát xít Goering đã sử dụng rộng rãi Enigma trong các chiến dịch tiến công của mình bởi gã tin chắc rằng, đối phương không thể đọc được các bức điện mã của y. Nhưng hắn đã lầm: ngay trước khi chiến dịch quy mô lớn của Luftwaffe bắt đầu, nhóm chuyên gia ở Bletchley Park đã dùng kỹ thuật tính toán đơn giản, phương pháp phân tích thông tin chặn thu và cả các báo cáo của các cơ quan điệp báo Anh để giải phá bí mật thay đổi đoạn mở đầu bức điện và lại bắt tay vào giải phá cách đặt khoá cho máy Enigma của Không quân Đức. Họ đã thành công rất đúng lúc.

Tháng 7 năm 1940, cuộc chiến nhằm chinh phục nước Anh bắt đầu. Goering đã hứa với Hitler rằng, các phi công của hắn sẽ bắt nước Anh quỳ gối trong vòng một tháng. Nhưng hắn đã xem thường sức mạnh của Không quân Anh và cũng giống như các tên đầu sỏ lãnh đạo Đức quốc xã khác, hắn đã phóng đại độ vững chắc của Enigma. Tin chắc rằng đối phương không thể đọc được các bức điện mã của mình, bộ chỉ huy Luftwaffe đã sử dụng khắp nơi máy Engima để bảo mật nội dung nhiệm vụ tác chiến của mình. Thông tin cực kỳ quan trọng này lập tức được chuyển từ Bletchley Park cho tư lệnh Không quân Anh Hughes Downing. Các bức điện được giải mã này được đặt mật danh là "Ultra". Trong boongke của mình, cả Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng bắt tay vào nghiên cứu Ultra. Các hồ sơ tin Ultra đã được ông gọi đặt tên là "những quả trứng vàng", còn nhóm chuyên gia của Bletchley Park được ông gọi là những con ngỗng thần âm thầm đẻ ra những quả trứng đó.

Không quân Anh liên tục đối phó thành công các cuộc không kích của Luftwaffe: nhờ có Ultra, Downing đã "đọc được ý đồ" của Goering. Với độ chính xác tuyệt đối, ông đã biết sử dụng hợp lý hơn lực lượng của mình, tấn công vào đâu, còn ở đâu thì nên thoái lui. Ngày 13 tháng 8 năm 1940, trong một nỗ lực tuyệt vọng để giữ lời hứa với Hitler, Goering đã có ý đồ tiến hành một cuộc tấn công tổng lực từ trên không để đánh tan hẳn Không quân Anh. Chiến dịch này có mật danh "Ngày Đại bàng". Sử dụng Enigma, Goering đã sớm phát lệnh được mã hoá tổ chức các cuộc tấn công vào các mục triêu trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Kế hoạch của hắn là lôi cuốn vào cuộc không chiến càng nhiều càng tốt máy bay của kẻ địch và tiêu diệt chúng. Bức điện mã này đã bị người Anh chặn thu và giải mã và nội dung củaa nó đã được chuyển kịp thời đến cho Downing.

Khi chiến dịch của Đức mở màn, bộ chỉ huy Không quân Anh đã sẵn sàng ứng phó và khôn khéo tổ chức phòng ngự bằng cách sử dụng thông tin trong các hồ sơ tin Ultra. Mỗi thê đội máy bay địch đều bị một toán nhỏ máy bay tiêm kích Anh đón đánh để gây hỗn loạn đội hình tấn công của các máy bay Đức tấn công với tổn thất tối thiểu. Trong trận đánh này, lực lượng phối hợp của các phi công Anh và các chuyên gia mã thám đã chiếm ưu thế. Nhưng cuộc chiến trên không vì nước Anh vẫn chưa hề kết thúc.

Ngày 15 tháng 9 năm 1940, Goering đã hạ lệnh giáng đòn quyết định cuối cùng vào nước Anh. Các cuộc tiến công liên tục diễn ra liên tiếp. Và một lần nữa các chuyên gia mã thám Anh đã lại làm cho kế hoạch của Goering mất đi tính bất ngờ. Qua các tài liệu Ultra, Downing biết tinh thần chiến đấu của các phi công Luftwaffe đang giảm sút mạnh. Ông còn biết rằng chúng thiếu sự yểm trợ của các máy bay tiêm kích. Mà điều chủ yếu là Anh có số lượng máy bay chiến đấu nhiều hơn hai lần so với dự kiến của Đức. Lực lượng dự bị của Không quân Anh được tung vào trận đã mang lại chiến thắng cho nước Anh: tổn thất của Anh là hơn 900 máy bay một chút so với 2000 máy bay của Đức.

Print Print E-mail Print