Vietnamdefence.com

 

Sự báo thù ngoạn mục của tình báo Nga

VietnamDefence - Về góc độ tổn hại uy tín cho CIA, nhà bình luận của tờ báo Anh Financial Times đã so sánh vụ bắt giữ Ryan Fogle với thất bại của tình báo Anh ở Venlo vào tháng 11/1939.

Vụ bắt giữ điệp viên CIA Ryan Christopher Fogle ở Moskva là vụ bê bối gián điệp ầm ĩ nhất sau vụ bắt 10 gián điệp Nga ở Mỹ.
Khi thảo luận vụ bắt giữ Ryan Folge mới đây vì cáo buộc mưu toan tuyển mộ một sĩ quan Cơ quan An ninh liên bang Nga FSB, nhà bình luận của Financial Times, ông Ben Macintyre nhớ lại các sự kiện hồi đầu Thế chiến II.

Hồi đó, ngày 9/11/1939, hai nhân viên tình báo Anh MI6 Richard Stevens và Payne Best đã lên đường đi Venlo, một thị trấn nhỏ trên biên giới Đức-Hà Lan. Các điệp viên Anh hy vọng đặt dấu chấm hết nhanh chóng cho cuộc chiến đã mở màn ở châu Âu.

Vài tháng trước đó, họ đã bắt liên lạc với một nhóm sĩ quan Đức đang chuẩn bị một cuộc đảo chính chống Hitler do một đại úy có tên Schemmel cầm đầu.

Hy vọng vào cuộc đảo chính đang được chuẩn bị, Thủ tướng Anh Chamberlain cho rằng, chiến tranh sẽ kết thúc vào mùa xuân năm 1940.
Khi các điệp viên Anh có mặt trên đất Hà Lan, thay vì liên lạc viên, họ gặp phải bọn lính SS và bị bắt đưa sang Berlin.

Té ra câu chuyện về nhóm sĩ quan Đức do Schemmel cầm đầu là do Walter Schellenberg, sau này là trùm tình báo phát xít Đức, bịa ra. Đích thân y ẩn mình dưới bí danh Schemmel. Còn lệnh bắt giữ các điệp viên MI6 do chính Heinrich Himmler đưa ra.

Đến nay vẫn chưa rõ, hai điệp viên Anh đã khai ra bao nhiêu thông tin mật, nhưng lưới điệp viên ở tây Âu đã bị giáng một đòn cực mạnh. Ngoài ra, trong túi của Stevens còn có một danh sách các điệp viên quan trọng của MI6.

Một trong những hậu quả chính của thất bại ở Venlo là đòn đau giáng vào uy tín của tình báo Anh. Theo ông McIntyre, gián điệp được cử đi không chỉ để thu thập những bí mật, mà còn để đưa bôi nhọ đối phương.

Ở góc độ này, vụ bê bối với Ryan Fogle hoàn toàn có thể sánh với sự cố ở Venlo. Vụ bắt giữ Fogle còn thể hiện sức mạnh đã hồi sinh của nước Nga, ông McIntyre nhận định.

Vụ bắt giữ Fogle đã đặt CIA và tình báo Mỹ dưới một góc độ vô cùng xấu hổ, biến họ thành trò cười trước cả thế giới. Người Mỹ và phương Tây cũng đã từng cười vào mặt người Nga sau vụ đánh sập lưới gián điệp của người đẹp Anna Chapman vào năm 2010 và một vài vụ bắt giữ điệp viên Nga khác ở châu Âu. Họ chê người Nga dùng những điệp viên nghiệp dư và những kỹ thuật tình báo cũ kỹ.

Nay cái tát này nay vả lại chính vào mặt họ với những tình tiết y hệt như thế.

Điệp viên CIA Ryan Fogle bị phản gián Nga bắt ở Moskva đêm 13, rạng sáng 14/5/2013 khi mưu toan tuyển mộ một sĩ quan tình báo Nga. Bộ Ngoại giao Nga đã triệu đại sứ Mỹ Michael McFaul đến để giải thích và thông báo trục xuất Fogle.

Print Print E-mail Print