VietnamDefence -
Công nghiệp hàng không Mỹ sẽ bị chấn động lớn.
Sau vài năm nữa, công ty Lockheed Martin có thể trở thành nhà sản xuất tiêm kích duy nhất, còn đối thủ chính Boeing sẽ chỉ còn sản xuất máy bay tiếp dầu và máy bay tuần biển dựa trên các máy bay chở khách.
Chuyên gia về hàng không của Teal Group, ông Richard Aboulafia đã đưa ra kết luận đó. Tình hình hiện nay có thể dẫn đến “cái chết và sự hủy diệt nền tảng công nghiệp hàng không quân sự ở Mỹ”, nhà phân tích này nói khi phát biểu tại hội nghị của Hiệp hội Hàng không vũ trụ quốc gia vào ngày 19/2/2014.
Theo ý kiến của ông, “tiền đang được chi quá mất cân đối cho chương trình F-35, chúng ta đã bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ, kết quả là cả một loạt những chương trình mới không có tiền”.
“Vào thời kỳ suy giảm của công nghiệp quốc phòng ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Lầu Năm góc đã chỉ dừng sản xuất tiêm kích F-14 và máy bay ném bom В-2, nay thì sắp dừng sản xuất máy bay vận tải С-17, tiêm kích F-15 và F/A-18, giờ tính sổ sắp đến gần”, vị chuyên gia cảnh báo - Giành chiến thắng là F-35, cũng như máy bay vận tải С-130J (cũng do Lockheed Martin sản xuất) mà Không quân Mỹ dự định mua số lượng lớn.
Có khả năng sẽ sản xuất các máy bay ném bom mới, nhưng điều đó sẽ xảy ra sớm nhất sau 10 năm nữa. “Đó là bức tranh không vui từ góc độ sự phát triển cân bằng nền tảng công nghiệp, nếu như bạn không tham gia chương trình F-35”, ông Aboulafia nói. Lầu năm góc đã làm công việc tồi tệ để tải trang bị đội máy bay của mình sau ngày 11/9/2001, khi chi phí quốc phòng tăng đột biến.
Ông Aboulafia nói rằng, chi phí mua vũ khí trang bị mới vẫn tương đối cao (94 tỷ USD vào năm 2014 so với 130 tỷ USD trong những năm cao điểm chiến tranh lạnh). Năm 1986, Lầu Năm góc đã mua 387 máy bay, còn trong thời gian tăng vọt chi phí quân sự do các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan, cao điểm mua sắm cũng chỉ là 75 máy bay.
Chi phí cao của chương trình F-35 và chậm trễ trong việc thực hiện nó “sẽ dẫn đến những hậu quả thảm họa”, ông Aboulafia nhận định. Theo các dự báo hiện nay, việc sản xuất các tiêm kích của Boeing là F-15 và F/A-18 Super Hornet sau vài năm nữa sẽ chấm dứt. Việc xuất khẩu không thể là thuốc vạn ứng cho công nghiệp chế tạo máy bay quân sự Mỹ trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Thất bại ở Brazil là đòn nặng đối với Boeing, nay công ty chỉ còn hy vọng vào việc sản xuất máy bay tiếp dầu КС-46А và máy bay tuần biển Р-8. “Đây là sự thay đổi lớn tình thế, cơ cấu ngành đang thay đổi. Mấy năm tới sẽ là sự chấn động đối với những ai có liên quan đến công nghiệp hàng không quân sự”, ông Aboulafia cho biết.
Nguồn: nationaldefensemagazine.org, 20.2, MP, 22.2.2014.