Vietnamdefence.com

 

10 thất bại ngu ngốc của CIA

VietnamDefence - 13 năm trước, gián điệp Mỹ Edmond Pope được Nga thả khỏi nhà tù Lefortovo. Cơ quan Điều tra quốc tế tự do FBII đã lập danh sách 10 thất bại tức cười nhất của CIA.

Đánh cắp bí mật siêu ngư lôi Shkval

Năm 2000
Tình báo viên Edmond Pope bị bắt quả tang khi đưa 30 ngàn đô la để đổi lấy thông tin mật về siêu tên lửa-ngư lôi Shkval.

Nhưng gián điệp bất hạnh này “nổi danh” thậm chí không phải nhờ chuyện đó mà vì ông ta đã viết nhật ký cẩn thận ghi chi tiết tất cả các cuộc gặp “công việc” của mình, các cuộc nói chuyện và kết quả. Tại tòa, nhật ký này là bằng chứng buộc tội chủ yếu.

Đường hầm Berlin

Trong thập niên 1950, CIA đã hợp tác với cơ quan tình báo Anh MI-6 tiến hành một chiến dịch táo bạo là đào một đường hầm từ lãnh thổ Tây Berlin và đấu nối vào các đường điện thoại chính phủ kết nối chính phủ CHDC Đức với Moskva.

Năm 1953-1956
Việc bí mật đào đường hầm diễn ra trơn tru bởi vì tình báo Liên Xô đã biết chiến dịch này từ giai đoạn lên kế hoạch và cố ra vẻ là không phát hiện điều đang diễn ra.

Trong suốt một năm, các điệp viên Liên Xô đã mớm cho các nhân viên CIA những chuyện ba hoa bốc phét và thông tin giả. Người Mỹ đã “chặn thu” được 443.000 cuộc gọi, chỉ riêng thời gian để bóc nội dung của chúng đã mất hơn 2 năm. Chiến dịch đã kết thúc như trong sách giáo khoa: ngày 22/2/1956, đường hầm của Mỹ đã bị “tình cờ phát hiện” bởi lực lượng sửa chữa, sau đó, các đồng chí Đông Đức đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế và cuộc tham quan dành cho nhà báo đến nơi kết nối các đường dây nghe trộm điện thoại.

Dự báo ý đồ chiến tranh của Saddam

Năm 1990

Ngày 31/7/1990, CIA đã phát hành một báo cáo kiên quyết bác bỏ mọi khả năng Iraq xâm lược Kuwait. Hai ngày sau, quân đội của Saddam Hussein vượt qua biên giới với Kuwait.

Năm 1949
Dự báo bom nguyên tử Liên Xô

Ngày 20/9/1949, CIA trình chính phủ Mỹ dự báo khẳng định: “có lẽ, Liên Xô sẽ chế tạo được bom nguyên tử của mình vào giữa những năm 1950, nhiều khả năng nhất là giữa năm 1953”.

Nhưng trước đó 22 ngày, vào ngày 29/9/1949, Liên Xô đã tiến hành thử quả bom nguyên tử đầu tiên ở trường thử Semipalatinsk.

Sai số hơn 100 lần

Những năm 1950-1960

Thêm một dự báo trật lấc khác được CIA đưa ra vào năm 1957 và cũng liên quan đến kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Các chuyên gia phân tích của CIA đã tiên đoán rằng, vào năm 1961, Liên Xô sẽ đưa vào trực chiến 500 tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Trên thực tế, vào năm 1960, Liên Xô chỉ có… 4 tên lửa đó, còn vào năm 1962 thì có 36 quả.

Năm 1950-1953
Nướng điệp viên ở Mãn Châu Lý

Trong chiến tranh Triều Tiên, ngoài quân đội Mỹ, CIA cũng góp phần. Ví dụ, CIA đã tiến hành tích cực hoạt động phá hoại lật đổ ở Bắc Triều Tiên và các tỉnh Trung Quốc giáp giới Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, kết quả thật đáng ngờ. Chẳng hạn, vào năm 1952, tình báo Mỹ đã tung vào Mãn Châu Lý 212 điệp viên thì 111 bị bắt làm tù binh, 101 bị Trung Quốc giết.

Thập niên 1980
Mắc lỡm bí mật tàng hình

Trong thập kỷ 1970, vòng xoáy chạy đua vũ trang Xô-Mỹ bắt đầu liên quan đến việc giảm độ bộc lộ của máy bay trước phòng không đối phương.

Cả hai nước đều ráo tiết nghiên cứu trong lĩnh vực này, còn tình báo hai bên thì dốc sức thu thập các bí mật chủ yếu của đối phương.

Trong những năm 1980, CIA đã gần như làm được việc đó. Chỉ có điều kết quả của chiến dịch là người Mỹ lấy được những thông tin giá trị đến mức các máy bay tàng hình (Stealth) của họ lại vô hình với các radar của chính họ, nhưng lại nhìn rất rõ đối với các radar Liên Xô.

Sai lầm tên lửa ở Cuba

Năm 1962
Ngày 19/9/1962, các quan chức CIA trấn an Tổng thống Kennedy rằng, việc triển khai tên lửa Liên Xô trê lãnh thổ Cuba là “không phù hợp với chính sách của Liên Xô”. Tuy nhiên, bức không ảnh chụp ngày 14/10 bởi một chiếc máy bay do thám U-2 đã phát hiện 40 tên lửa hạt nhân Liên Xô. Lúc đó người ta mới phát hiện ra là Langley còn nhầm lẫn khi dự đoán sai gấp 3 lần tổng quân số lực lượng Liê Xô.

“Điệp viên tư nhân” của CIA

Năm 2011

Những năm gần đây, CIA tích cực sử dụng các nhà thầu tư nhân trong hoạt động của mình và điều đó đã dẫn đến hàng loạt sự cố. Một trong những nhân viên hợp đồng đó là Raymond Davis, ngày 27/1/2011, trở về sau khi làm nhiệm vụ chụp ảnh các điểm phòng ngự ở tỉnh Lahor, Pakistan, đã nhận nhầm 2 người trên đường là khủng bố nên đã bắn chết họ. Lẽ ra vụ bê bối này đã được dập đi nếu như chiếc ô tô đến cứu viện Davis không tông chết thêm một người Pakistan nữa trên đường đi.

Ryan Fogle
“Gián điệp trẻ thơ”

Năm 2013

Tháng 5/2013, khi tìm cách tuyển mộ một nhân viên FSB của Nga, bí thư thứ ba Phòng Chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Moskva Ryan Fogle đã bị tóm gọn.

Nhân viên CIA này không chỉ bô bô bàn bạc rõ ràng các chi tiết việc hợp tác sắp tới qua điện thoại mà còn đội mũ, đeo tóc giả đến nơi liên lạc và khi bị bắt thì còn tịch thu được một bộ tóc giả nữa, 3 đôi kính, 1 con dao săn, 1 tập bản đồ Moskva và 1 la bàn.



Nguồn: Svpressa, 16.12.2013.

Print Print E-mail Print