Vietnamdefence.com

 

FC-1/JF-17 và LCA Tejas: Mèo nào cắn mỉu nào

VietnamDefence - Diễn đàn của site china-defense.com đăng một bài in trong số tháng 9 của tạp chí quân sự Tri thức binh khí, trong đó phân tích tính năng và triển vọng cảu 2 loại tiêm kích hạng nhẹ FC-1 Xiaolong (tên Trung Quốc đặt)/JF-17 Thunder (tên Pakistan đặt) của Trung Quốc-Pakistan và LCA Tejas của Ấn Độ.

LCA Tejas

Hiện nay, máy bay tiêm kích FC-1/JF-17 đang được nhận vào trang bị của Không quân Pakistan và đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu. Máy bay chiến đấu này sẽ thay thế các tiêm kích F-7 (J-7/MiG-21). Trong khi đó, máy bay tiêm kích LCA Tejas của Ấn Độ vẫn còn ở giai đoạn bay thử và cũng sẽ thay thế MiG-21.

Cả 2 loại máy bay có kích thước gần như nhau và dùng để không chiến và không trợ trực tiếp cho lục quân, cũng như có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển.

Khi thiết kế các máy bay này, các nhà thiết kế đã không đặt ra mục tiêu đạt được tính năng của MiG-21 như đánh chặn siêu âm mục tiêu bay ở độ cao lớn mà ưu tiên mở rộng khả năng của máy bay ở tốc độ thấp hơn và độ cao nhỏ hơn, qua đó cố gắng đạt được tính đa năng trong sử dụng chiến đấu.

Xét về tính năng, FC-1/JF-17 và Tejas nằm giữa F-20 Tiger Shark và F-16 Fighting Falcon đều của Mỹ.

Máy bay tiêm kích LCA Tejas có sơ đồ khí động không đuôi với cánh tam giác mỏng, diện tích lớn, vì thế nó có tải trọng lên cánh thấp và đã dùng để đạt tốc độ siêu âm cao. Nhưng sau đó, người ta từ bỏ yêu cầu này và máy bay trở nên nặng hơn và có động cơ tương đối yếu.

FC-1/JF-17

Cả FC-1/JF-17 cũng chẳng phải là nhẹ vì trong thời kỳ phát triển nó, Trung Quốc không có các vật liệu cấu trúc hiện đại như titan, composite, và về mặt này, máy bay này không tương xứng với trình độ phát triển các vật liệu này hiện có của Trung Quốc.

Cả 2 máy bay đều có phần mũi trong đó có thể bố trí radar xung-Doppler đường kính khoảng 60 cm. Cự ly phát hiện mục tiêu bay có thể đạt 60-100 km.

Động cơ có vai trò lớn đối với tính năng của các máy bay này. Ở giai đoạn phát triển sơ khai FC-1, Trung Quốc tính sử dụng động cơ F404 của Mỹ, song lệnh cấm vận thiết bị quân sự phương Tây đã làm thay đổi kế hoạch này. Họ đã buộc phải chọn động cơ RD-93 của Nga vốn thua kém đáng kể về công nghệ và dự trữ khai thác so với động cơ Mỹ, nhưng có lực đẩy lớn hơn đáng kể. Nhưng điều đó hóa lại may, bởi vì FC-1/JF-17 có được lại nặng hơn so với tính toán cảu các công trình sư.

Máy bay tiêm kích của Ấn Độ nhẹ hơn và nhỏ hơn một chút về kích thước, song những ưu điểm này bị vô hiệu hóa vì sử dụng động cơ yếu hơn.

Máy bay LCA Tejas sản xuất loạt có thể trang bị động cơ F404-GE-400 của Mỹ với lực đẩy tăng lực tối đa 71 кN, trong khi RD-93 có lực đẩy 81 кN. Tejas có thể vượt trội đối thủ nếu được trang bị các loại động cơ như F414-GE-400, M88-3 hay EJ-200 (lực đẩy 98,87 và 89 кN). Nhưng việc sử dụng các động cơ tiên tiến như vậy sẽ tạo ra khối khó khăn cho các công trình sư Ấn Độ.

Các kỹ sư Ấn Độ đang cố phát triển động cơ Kaveri, nhưng kể cả có được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Nga và Pháp, họ vẫn đang vấp phải những khó khăn to lớn.

Triển vọng xuất khẩu của FC-1/JF-17 trong 10 năm tới có thể là 350-400 chiếc. Ngoài ra, có khả năng người ta sẽ chế tạo dựa trên máy bay này một máy bay tiến công trên hạm hạng nhẹ giống như Super Etendard của Pháp, nhưng trên cơ sở công nghệ cao hơn.

LCA Tejas sẽ cần ít nhất 2-3 năm bay thử nữa trước khi đi vào sản xuất loạt. Tiềm năng xuất khẩu của máy bay này được xem là rất hạn chế. Để sản xuất có lãi, Không quân Ấn Độ sẽ phải mua không dưới 200 máy bay này.

Trong khi, Ấn Độ đang gặp khó khăn và mất thời gian, các tiêm kích Trung Quốc JF-17 và J-10 sẽ tham gia “hợp tác quốc tế rộng rãi” và giành vị thế dẫn đầu trên thị trường tiêm kích hạng nhẹ thế giới.

  • Nguồn: china-defense.com, MP, 29.9.10.

Print Print E-mail Print