Vietnamdefence.com

 

Hàng nhái ăn đứt hàng xịn: J-11B qua mặt Su-35?!

VietnamDefence - Theo nhiều báo chí phương Tây, Trung Quốc đã thành công trong nỗ lực sản xuất máy bay tiêm kích J-11B hoàn toàn bằng linh kiện do Trung Quốc sản xuất, không có sự hỗ trợ bên ngoài.

J-11B (china-defense-mashup.com)

J-11B vượt trội loại máy bay J-10 về tất cả các thông số và là bằng chứng cho thấy sự đột phá mạnh mẽ trong ngành chế tạo máy bay Trung Quốc, cũng như tiệm cận với các máy bay thế hệ 4 hiện đại nhất của Nga Su-35BM.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu quân sự mang tên Anderson , J-11B trong các trận không chiến mô phỏng đã vượt trội Su-35BM, họ cũng so sánh F-22 với máy bay tiêm kích của Nga.

Các đại diện của công ty Sukhoi không hài lòng với những kết quả này.

Tiệm cận tiêm kích thế hệ 4

Sau 4 năm tính toán, năm 1996, Trung Quốc và Nga đã ký hiệp định, theo đó Trung Quốc đã xây dựng 1 nhà máy để sản xuất 200 tiêm kích tối tân Su-27SK có chức năng chính là giành ưu thế trên không của Nga.

Để làm việc này, một nhà máy chế tạo máy bay ở Thẩm Dương trước đó sản xuất máy bay J-8 đã được cải tạo. Nhà máy này được trang bị những trang thiết bị tiên tiến của phương Tây và Trung Quốc, yếu tố này đã góp phần lớn cải thiện kỹ thuật sản xuất và như vậy nền tảng vững chắc để tiếp tục cải tiến bản thân các máy bay đã được thiết lập. 

Năm 1999, dựa trên Su-27, Trung Quốc đã lần đầu tiên chế tạo máy bay tiêm kích sử dụng 70% linh kiện do Trung Quốc sản xuất. Máy bay này được đổi tên thành J-11. Tất cả các linh kiện, trừ động cơ, đã được chế tạo tại Trung Quốc, và thậm chí có một số bộ phận đã được cải tiến. Biến thể cải tiến có tên là J-11A.

 Ngày 4.6.2010

Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (Trung Quốc) đã chế tạo được máy bay J-15 (Jian-15) sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, Interfax đưa tin theo nguồn số tháng 5.2010 của tạp chí quân sự uy tín Kanwa Asian Defence xuất bản ở Canada và Hongkong.

Mẫu cơ sở cho J-15 là mẫu chế thử Т10К thời Liên Xô mà Trung Quốc mua được từ Ukraine. Trước đó, các kỹ sư Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề cánh gấp cho máy bay tiêm kích trên hạm, nhưng nay vấn đề này đã được giải quyết.

Chưa rõ là máy bay mới đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hay chưa. Sau các thử nghiệm tại nhà máy, J-15 sẽ được đưa đến trung tâm của không quân tại Yanlyan bởi vì hải quân Trung Quốc không có trung tâm thử nghiệm riêng cho máy bay hải quân.

Trong thập niên 1990, tại Trung Quốc và trên thế giới đã diễn ra bước nhảy vọt trong ngành chế tạo hàng không, riêng trong ngành chế tạo máy bay, các máy bay đã được trang bị số lượng lớn hơn các thiết bị điện tử. Nên máy bay J-11/Su-35 đã lạc hậu rất nhanh do thiếu thiết thiết bị điện tử, thậm chí là so với các máy bay J-8 cải tiến.

Đến năm 2003, đã sản xuất được 95 máy bay, Trung Quốc từ chối sản xuất 105 chiếc còn lại lấy cớ là các máy bay không còn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc, điều mà phía Nga cực kỳ nghi ngờ.

Trên thực tế, trong mấy năm đó, các tiêm kích Trung Quốc đã kế thừa được tất cả những gì ưu việt nhất của Su-27.

Bằng cách nhồi nhét cho Su-27 đủ loại trang thiết bị kỹ thuật khác nhau và cải thiện các đặc tính khí động của nó, năm 2000, Trung Quốc đã bí mật chế tạo máy bay đa năng J-11B đầu tiên áp dụng hoàn toàn các tiêu chuẩn phương Tây.

Bởi lẽ, các nghiên cứu về máy bay tiêm kích này còn chưa được công khai đầy đủ, nên không có gì ngạc nhiên khi bước nhảy vọt nhanh chóng đó của ngành chế tạo máy bay Trung Quốc đã khiến Nga và Mỹ bất ngờ.

Khi Nga những năm gần đây mời chào Trung Quốc mua các giải pháp cải tiến cho Su-27, Nga thường không nhận được câu trả lời vì Trung Quốc đã làm chủ được các công nghệ đó.

Vào cuối năm 2009, Nga đã buộc phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã tự lực cải tiến được Su-27 để chế tạo J-11B, và phía Nga cũng khẳng định, việc thiết kế máy bay mới còn chưa hoàn thành toàn bộ, trong khi đó Trung Quốc đã sản xuất lô thứ hai gồm 17 máy bay.
 
Điều đó cho thấy, Nga không còn làm chủ tình hình và đây là con tính sai nghiêm trọng của Nga.

Sử dụng vật liệu composite, Trung Quốc đã giảm được đến 700 kg trọng lượng của máy bay, điều này đã cho phép lắp cho J-11B loại động cơ Taihang mạnh hơn.

Ngoài ra, máy bay của Trung Quốc có các thiết bị điện tử hiện đại nhất và như vậy đã vượt xa 20 năm so với Su-27.

  • Nguồn: inosmi.ru, TW, 5.9.10; Huanqiu, 24.8.10.

Print Print E-mail Print