Vietnamdefence.com

 

Ukraine cải tiến tên lửa không-đối-không R-27 cho không quân Trung Quốc?

VietnamDefence - Hãng Arsenal (Ukraine) phát triển đầu tự dẫn hồng ngoại AZ-10 để nâng cấp tên lửa R-27ET của không quân Trung Quốc.

Hãng Arsenal của Ukraine đã phát triển và thử nghiệm loại đầu tự dẫn hồng ngoại dùng để trang bị cho tên lửa không-đối-không R-27ET (AA-10 Alamo-D), Jane’s Defence Weekly đưa tin.

Tên lửa lắp đầu tự dẫn mới AZ-10 đã lần đầu tiên được Arsenal trưng bày trong Diễn đàn công nghiệp quốc phòng toàn Ukraine ngày 31.8.2010 ở Kiev.

Loại đầu tự dẫn nguyên bản dành cho tên lửa R-27ET được công ty Geofizika (Nga) phát triển và sản xuất ở Nga, được nhận vào trang bị năm 1991.

Theo thông tin của đại diện Arsenal, viện thiết kế này lúc đó không làm nhiệm vụ phát triển đầu tự dẫn cho tên lửa tầm trung/tầm ngắn, trong đó có R-27, mà chỉ chuyên chế tạo đầu tự dẫn hồng ngoại cho các tên lửa tầm ngắn như R-73 (AA-11 Archer).

Đầu tự dẫn AZ-10 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế đói với một loại tên lửa tầm xa tự dẫn thụ động. Hiện nay, các nhà thiết kế Nga và Ukraine tiếp tục phát triển các đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động không có những loại tương tự ở phương Tây.

Lần đầu tiên đầu tự dẫn AZ-10 được giới thiệu ở dạng khái niệm vào năm 2009 tại Triển lãm hàng không MAKS-2009 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva với ký hiệu MR-2000. Arsenal đã đổi tên biến thể tên lửa cơ sở và sau khi lắp đầu tự dẫn mới đã có tên là R-47T.

Theo thông tin của Arsenal, đầu tự dẫn AZ-10 có thể thay thế lẫn nhau với đầu tự dẫn nguyên bản của Geofizika, điều này cho phép các khách hàng tiềm năng tiến hành hiện đại hóa các biến thể tên lửa được cung cấp trước đó mà không cần mua tên lửa mới.

Các đại diện của Arsenal từ chối tiết lộ ai là người đặt hàng thiết kế đầu tự dẫn mới. Một nguồn giấu tên thông tin không chính thức rằng, AZ-10 được phát triển như một phương án hiện đại hóa tên lửa R-27ET hiện có trong trang bị của không quân Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc đã tự lực triển khai sản xuất được các tên lửa R-27 do Ukraine bán.

Tên lửa không-đối-không tầm trung R-27ET1

Hiện tại, đầu tự dẫn mới chưa được sản xuất loạt. Theo nguồn tin ẩn danh, các nhà thiết kế Ukraine dự định chuyển giao tài liệu công nghệ đầu tự dẫn để sản xuất tại Trung Quốc.

Với động cơ mạnh hơn kiểu ET (mức trang bị sức kéo tăng cường) của tên lửa R-27 cho phép tên lửa này tiêu diệt mục tiêu ở tầm đến 100 km.

Trước đó, các nhà thiết kế tên lửa R-27E cho biết, tầm bắn của tên lửa vượt trội đáng kể so với tên lửa mới R-77/RVV-АЕ  (AA-12 Adder). Cho phép bắt chính xác mục tiêu ở cự ly đến 30 км, đầu tự dẫn AZ-10 nâng cao căn bản khả năng chiến đấu cho biến thể này của tên lửa R-27.

Điều thú vị là Arsenal tiến hành phát triển AZ-10/R-47T mà không hợp tác với nhà sản xuất R-27 ở Kiev là công ty cổ phần nhà nước Artiom. Điều đó được gián tiếp khẳng định bằng sự thay đổi ký hiệu tên lửa thành R-47T bởi vì Arsenal không có quyền sử dụng ký hiệu R-27.

Arsenal cho hay việc hợp tác giữa 2 công ty này là không có ý nghĩa vì Artiom dự định tiến hành một dự án độc lập trên hướng này.

Tên lửa không-đối-không tầm trung R-27 trên Su-30MKK của Trung Quốc

R-27 do viện thiết kế nổi tiếng Vympel của Nga phát triển, được sản xuất cả ở Nga và Ukraine, là một trong số các vũ khí đối không tầm trung chủ yếu của các loại máy bay Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, MiG-29 và MiG-35.

  • Nguồn: Armstrade, 10.9.2010.

Print Print E-mail Print