Vietnamdefence.com

 

Rafale chạy nước rút ở UAE

VietnamDefence - Tiêm kích tiên tiến Rafale của Pháp dường như đã chạm tay vào hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với UAE.

Hiện đại nhưng lận đận, liệu lần này Rafale có kiếm được khách hàng nước ngoài đầu tiên?

Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Dubai Air Show 2011 (13-17.11.2011)  công ty Dassault Aviation (Pháp) sẽ giới thiệu không dưới 3 tiêm kích Rafale và chúng sẽ tham gia chương trình bay trình diễn. Triển lãm này được tổ chức 2 năm một lần và năm nay được tổ chức nhân dịp 40 năm thành lập Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Mới đây, Pháp thông báo đẩy mạnh nỗ lực bán cho Không quân UAE 60 tiêm kích Rafale. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerarde Longuet tuyên bố rằng, có “khả năng rất cao là hợp đồng sẽ được ký kết”. Theo lời ông Gerarde Longuet, nước nào sẽ mua các máy bay sẽ sử dụng chúng trong vòng 40 năm và sẽ “đặt điều kiện của mình”

Việc ký kết hợp đồng có thể được thông báo trong thời gian diễn ra triển lãm. Pháp đã phải có “những nỗ lực lớn và nhiều vốn liếng chính trị” để vận động cho hợp đồng bán Rafale cho UAE, Tham mưu trưởng Không quân Pháp, Tướng Jean-Paul Paloméros cho biết.

UAE và Pháp đàm phán về vấn đề này từ năm 2008. Nếu được ký kết thì đây là hợp đồng đầu tiên bán Rafale ra thị trường bên ngoài. “Người Pháp quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh vì họ coi mình là một cường quốc ngang hàng với Mỹ và Anh, có trọng lượng lớn ở khu vực. Chính vì thế, mà Pháp bỏ nhiều nỗ lực đến thế trong vấn đề này”, Giám đốc nghiên cứu quân sự của Viện Phân tích quốc phòng các nước Cận Đông Theodore Karasik bình luận.  

Trong lúc đàm phán cao trào với Pháp, UAE lại mở đàm phán với Lockheed Martin (Mỹ) và mua 80 tiêm kích F-16 trị giá 7,3 tỷ USD. Các máy bay F-16 bán cho UAE còn hiện đại hơn các máy bay cùng loại trong Không quân Mỹ. UAE cũng đang đàm phán mua F-18.

Pháp rất cần chiến thắng trong cuộc thầu này để bù đắp những phí tổn để phát triển và sản xuất Rafale, cũng như để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Với tư cách một cử chỉ thiện chí, Pháp đã đề nghị mua lại số tiêm kích đã cũ Mirage-2000-9 bán cho UAE vào năm 1990 (tổng cộng có 63 chiếc loại này). Nếu hợp đồng được ký kết, các máy bay Rafale sẽ thay thế Mirage-2000-9 trong Không quân UAE. Pháp cũng đề nghị cùng lắp ráp Rafale.

Thị trường máy bay quân sự Cận Đông là rất béo bở vì các nước khu vực dự định đầu tư lớn để hiện đại hóa không quân
  • Nguồn: aereo.jor.br, MP, 11.11.11.

Print Print E-mail Print