Vietnamdefence.com

 

MiG-35 ‘chết’ vì đâu?

VietnamDefence - Nguyên nhân khiến tiêm kích MiG-35 của Nga bị loại khỏi cuộc thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu MMRCA của Ấn Độ là hiệu suất thấp của động cơ và radar.

MiG-35 (migavia.ru)

Theo Flightglobal, những thông tin đó được nêu trong báo cáo của Không quân Ấn Độ (IAF) gửi hãng Rosoboronoexport. Trong quá trình cuộc thầu, hai nhà sản xuất động cơ Nga là hãng Klimov và Xí nghiệp chế tạo máy Moskva mang tên Chernyshev đã đề nghị Ấn Độ các động cơ mạnh hơn, song IAF từ chối.

Khi bay thử, radar Zhuk-MAE hiện đang được phát triển, đã phát hiện được các mục tiêu ở cự ly nhỏ hơn thông tin ghi trong hồ sơ thầu. Theo Phó tổng giám đốc RSK MiG Vladimir Barkovsky, phía Ấn Độ đã được báo trước là MiG-35 được lắp mẫu chế thử radar anten mạng pha chủ động vì thế radar có thể chưa đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Rosoboronoexport cũng đã báo cho IAF rằng, các radar Zhuk-MAE sản xuất loạt sẽ có các tham số phát hiện và bám mục tiêu tốt hơn.

Về động cơ thì RD-33МК lắp cho MiG-35 trong quá trình thử nghiệm làm việc trơn tru, nhưng không phù hợp tiêu chí do Bộ Quốc phòng Ấn Độ đặt ra. Cụ thể, các động cơ có lực đẩy nhỏ hơn mức cần thiết. Điều thú vị là các động cơ tương tự đang được lắp cho các tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB mà RSK MiG đang sản xuất cho Hải quân Ấn Độ. Bộ tư lệnh Hải quân Ấn Độ không hề kêu ca gì với động cơ RD-33МК.

Các ứng viên vào vòng cuối cuộc thầu MMRCA đã được công bố cuối tháng 4.2011 là Typhoon của Eurofighter (Châu Âu) và Rafale của Dassault (Pháp). Typhoon tham gia cuộc thầu với radar xung-Doppler Captor của Euroradar, còn radar anten mạng pha chủ động dành cho máy bay này vẫn đang được phát triển. Nhưng IAF vẫn cho Typhoon vào vòng chung kết. 
    

Nguồn: Lenta, 5. 8.2011.  

Print Print E-mail Print