Vietnamdefence.com

 

Iran trông chờ nhận 5 hệ thống S-300

VietnamDefence - Nga và Iran sẽ quyết định sử dụng các hợp đồng cũ mua bán S-300 hay ký các hợp đồng mới, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho hay hôm 14/4/2015.

Ông Peskov nhấn mạnh rằng, từ góc độ pháp lý, sau khi có sức lệnh của Tổng thống Purin thì không còn trở ngại nào nữa. Ông Peskov không thể trả lời câu hỏi về thời hạn chuyển giao S-300 cho Tehran.

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã tuyên bố rằng, S-300 là vũ khí hoàn toàn phòng thủ, sẽ không được sử dụng để gây tổn hại cho bất cứ nước nào.

5 năm trước, khi Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt cấm vận một số loại vũ khí đối với Iran, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố rằng, các hạn chế không ảnh hưởng đến S-300 mà chỉ ảnh hưởng đến các hệ thống tên lửa phòng không mang vác.
Hãng thông tấn Fars (Iran) đưa tin, Tehran hy vọng ở giai đoạn đầu nhận được 5 hệ thống S-300, có nghĩa chỉ là thực hiện hợp đồng năm 2007 trị giá 800 triệu USD. Hiện chưa rõ, đó là biến thể nào của S-300.

Trong bối cảnh đó, nhà bình luận quân sự của trang NRG (Israel) Amir Rappoport dẫn các nguồn quân sự giấu tên tiết lộ rằng, Israel có thể giải tỏa thương vụ bán các hệ thống vũ khí cho Ukraine và Gruzia để đáp trả quyết định của Nga cung cấp S-300 cho Iran.

Ông Yuval Steinitz, Bộ trưởng Kế hoạch chiến lược Israel đã bình luận quyết định của Nga rằng, hợp đồng giữa Nga và Iran là hậu quả trực tiếp của cuộc đàm phán ở Lausanne và “thỏa thuận hạt nhân” ở đó. “Thay vì yêu cầu Iran chấm dứt ủng hộ khủng bố ở Cận Đông và trên toàn thế giới, họ được phép mua các loại vũ khí hiện đại vốn chỉ làm tăng sự hiếu chiến của họ mà thôi”, ông Steinitz nói.

Điều phối viên Cục Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Yuri Yakubov đã tuyên bố, Bộ Quóc phòng Nga sẽ nhanh chóng chuyển giao S-300 cho Iran nếu nhận được chỉ thị của Tổng thống Nga.

Theo hợp đồng năm 2007, Nga phải cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn S-300PMU-1 trị giá gần 800 triệu USD.

Tháng 11/2010, trang WikiLeaks đã công bố thư tín của các nhà ngoại giao Mỹ cho biết, Nga đã đề nghị trả cho Israel 1 tỷ USD và hủy hợp đồng S-300 với Iran để đổi lấy các công nghệ máy bay không người lái mới nhất của Israel. Tháng 10/2010, hợp đồng đó đã được hãng Oboronprom (Nga) ký với Israel Aerospace Industries. Năm 2013, hợp đồng này đã được hoàn thành. Năm 2014, báo chí đưa tin Bộ Quốc phòng Israel đã cấm các công ty quốc phòng đàm phán bán máy bay không người lái cho Nga.

Chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Golts cho rằng, việc thực hiện hợp đồng bán S-300 cho Iran sẽ cần có thời gian vì cho rằng, “việc sản xuất các hệ thống S-300 đã chấm dứt. Sản xuất các hệ thống mới cho Iran là không thể. Cần ký hợp đồng mới. Việc ký các hợp đồng mới sẽ mất không dưới 2-3 năm.

Theo ông Golts, Nga có thể bán 2 hệ thống khác đang được sản xuất là S-400 và Antei-2500 với một số tính năng hơi khác. Nhưng trong vấn đề này có thể có khó khăn vì các nhà máy của Almaz-Antei đang sản xuất các hệ thống này đang bận thực hiện các hợp đồng khác. Đến năm 2020, chúng phải sản xuất ra 57 trung đoàn S-400,Nga cũng dã hứa bán S-400 cho Trung Quốc nên không thể sản xuất thêm.

Song ông Golts cũng nói rằng, Nga cũng hoàn toàn có thể cung cấp S-300 lấy từ biên chế quân đội Nga cho Iran nếu có quyết định chính trị đó, nhưng nó sẽ làm suy yếu quân đội Nga. Ông cũng không loại trừ sắp tới, Nga có thể sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ để không cho phép phương Tây áp đặt các biện pháp hạn chế bán vũ khí cho Iran.

Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối Nga bán S-300 cho Iran. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest phát biểu, “Mỹ trước đây đã phản đối về vấn đề này”. Bộ Ngoại giao Mỹ thì thừa nhận việc Nga bán S-300 không vi phạm chế độ trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói đang coi đây là “bước đi không xây dựng từ phía Nga”.

Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm An ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế/Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimir Sotnikov cho rằng, việc chuyển giao S-300 sẽ củng cố khả năng quốc phòng của Iran và không làm căng thẳng khu vực. Nhưng Chủ tịch Viện Cận Đông (Nga) Yevgeny Satanovsky lại cho rằng, Israel có thể không kích các cơ sở hạt nhân Iran trước khi Nga chuyển giao S-300 cho nước này. Nếu không, Israel sẽ phải thay đổi các kế hoạch không kích dự kiến của mình. Trong việc không kích Iran, Israel có thể có sự trợ giúp của Saudi Arabia, kẻ thù truyền kiếp của Iran.

Hoàn toàn có thể là thay vì S-300PMU-1, Iran có thể nhận được S-300VM Antei-2500 có thể tiêu diệt mục tiêu khí động ở tầm 400 km và có thể tác chiến chống tên lửa đường đạn. Ngoài ra, Iran còn có thể được Nga bán cho tiêm kích hiện đại thay cho các máy bay cũ của Liên Xô (MiG-29, Su-24, Su-25), Pháp (Mirage F1) và Mỹ (F-4 Phantom II).

S-300P (NATO gọi là SA-10 Grumble) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung (đến 100 km), có khả năng bám đồng thời đến 100 mục tiêu và tiêu diệt đến 12 mục tiêu. S-300P được quân đội Liên Xô đưa vào trang bị vào năm 1979. Dùng để bảo vệ các trung tâm công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy chống phương tiện tấn công đường không-vũ trụ của địch. Có khả năng tiêu diệt các mục tiêu khí động và đường đạn. Bước phát triển tiếp theo của S-300P là S-400 vốn được đưa vào trang bị vào năm 2004.

S-300P có rất nhiều biến thể khác nhau ở các loại tên lửa, radar được trang bị, khả năng đối phó tác chiến điện tử, tầm bắn và khả năng chống tên lửa đường đạn tấm ngắn hay các mục tiêu bay thấp.

S-300PMU-1 là hệ thống tên lửa tầm xa và là một biens thể hiện đại hóa của S-300P. Dùng để tác chiến chống máy bay hiện đại, máy bay không người lái, trong đó có các loại tên lửa, trong mọi thời tiết, khí hậy và điều kiện địa-vật lý, khi có tác chiến điện tử và đối kháng hỏa lực cường độ cao. Hệ thống làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa chiến thuật. Được nhân vào trang bị vào năm 1993.

S-300PMU-1 có tầm bắn 150 km và độ cao tác chiến 0,01-27 km. Tốc độ tối đa của mục tiêu là 2.800 m/s, có thể đồng thời bắn 6 mục tiêu và dẫn 12 tên lửa đến các mục tiêu. Thời gian triển khai/thu hồi là 5 phút, thời gian hoạt động liên tục là 48 giờ.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antei-2500 (SA-23 Gladiator), là sự phát triển tiếp theo của S-300V, dùng đẻ bảo vệ các lực lượng quân đội và các mục tiêu quan trọng về quân sự và nhà nước khỏi các cuộc tấn công ồ ạt của phương tiện tiến công đường không hiện đại và tương lai. Có khả năng làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa chiến thuật trong mọi thời tiết, khí hậy và tình hình tác chiến điện tử, ban đêm và ban ngày.

Antei-2500 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm 200 km (400 km nếu dùng tên lửa mới nhất) và ở độ cao 0,025-30 km. Tốc độ tối đa của mục tiêu là 4.500 m/s, có thể đồng thời bắn 24 mục tiêu và dẫn 48 tên lửa đến các mục tiêu. Thời gian chuẩn bị phóng tên lửa là 7,5 s, thời gian triển khai/thu hồi là 5 phút, thời gian hoạt động liên tục là 48 giờ.

Nguồn: Newsru, 14.4.2015.

Print Print E-mail Print