Vietnamdefence.com

 

Tổng giám đốc Sukhoi: Hàng nhái J-15 của Trung Quốc không thể sánh nổi với Su-33

VietnamDefence - VietnamDefence - Máy bay sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 của Trung Quốc không thể sánh với máy bay nguyên bản của Nga, Tổng giám đốc các công ty Sukhoi và MiG Mikhail Pogosyan nói tại triển lãm Farnborough-2010.

Ông cho biết, Nga “có những câu hỏi đối với các đồng nghiệp Trung Quốc về Su-33 và chương trình lắp ráp Su-27 theo giấy phép” và nhấn mạnh sẽ giải quyết các vấn đề qua đàm phán trong khuôn khổ các hiệp định đã ký giữa 2 nước, trong đó có hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ông M. Pogosyan, các nhà sản xuất máy bay Nga không sợ cạnh tranh với công nghiệp hàng không đang phát triển nhanh của Trung Quốc.

Tiêm kích trên hạm Su-33

Trung Quốc cần có tiêm kích trên hạm kiểu Su-33 do họ có chương trình đóng tàu sân bay. Mấy năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán mua Su-33 với Nga. Ban đầu, họ đòi mua 2 chiếc Su-33 để đánh giá tính năng kỹ thuật. Do Nga không chấp nhận, Trung Quốc đề nghị mua 12-14 chiếc. Song Nga không đồng ý vì cho rằng sản xuất số lượng như vậy không có lợi cho Nga. Ngoài ra, Nga cũng lo ngại thất thoát công nghệ bởi tài sao chép thành thần các mẫu vũ khí Nga của người Trung Quốc.

Cuối cùng, công ty Sukhoi đề xuất bán cho Trung Quốc lô đầu gồm 12-14 Su-33 kiểu tiêu chuẩn để trang bị cho 1 phi đội huấn luyện của hải quân Trung Quốc và 36 chiếc trở lên kiểu cải tiến. Song đàm phán vẫn bế tắc.

Song song với việc đàm phán mua Su-33, Trung Quốc đồng thời ráo riết chế tạo loại máy bay tương tự Su-33 để triển khai trên các tàu sân bay tương lai của họ.

Trung Quốc đang phát triển máy bay này dựa trên T-10K, một trong các mẫu chế thử đầu tiên của Su-33 mà họ mua từ Ukraine 5 năm trước.

Các chuyên gia Nga cho rằng, T-10K không thể là cơ sở để tạo ra những công nghệ mới vì T-10K chỉ là một trong những biến thể sớm nhất và được sử dụng trong chương trình nghiên cứu khi chuẩn bị sản xuất. Do đó, T-10K có rất nhiều khiếm khuyết mà sau này đã được Nga loại bỏ sau này.

Tuy báo chí nói rằng, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề cơ cấu cánh gập, song điều đó khó có thể là sự thật.

Động cơ cho tiêm kích trên hạm cũng là vấn đề cực kỳ phức tạp. Trong khi chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu lại là điểm yếu chí mạng nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Hiện thời, Trung Quốc chưa thể chế tạo động cơ thực sự cho tiêm kích triển khai trên mặt đất nên họ vẫn phải mua động cơ của Nga.

Chế tạo động cơ cho máy bay trên hạm lại còn khó khăn hơn nữa.

Máy bay J-15 của Trung Quốc làm nhái Su-33 khó có thể đạt được các tính năng như của Su-33 của Nga, vì vậy không loại trừ Trung Quốc lại phải cầu cứu Nga bán cho tiêm kích Su-33.

  • Nguồn: Armstrade, 20.7.10.

Print Print E-mail Print