Trung Quốc đã tỏ ra rất quan tâm đến xe tăng thế hệ mới Т-14 Armata và thậm chí đã tuyên bố nguyện vọng trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của xe tăng này.
Nhà sản xuất tăng Uralvagonzavod không bình luận thông tin này, nhưng theo các nguồn tin không chính thức thì họ cương quyết phản đối bán T-14 cho Trung Quốc.
Đối với Nga, vấn đề cho phép Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tối tân nhất có ý nghĩa chiến lược.
Tại triển lãm hàng không AirShow China 2014 ở Chu Hải vào tháng 11/2014, Nga và Trung Quốc thực tế đã đạt thỏa thuận về việc bán cho Trung Quốc tiêm kích Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Đồng thời, Trung Quốc cũng là đối tác nước ngoài đầu tên lên tiếng bày tỏ quan tâm đến xe tăng tương lai T-14 Armtata của Nga.
Các nguồn tin gần gũi với các cơ quan phụ trách xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga cho biết như vậy. Tuy nhiên, họ cũng tiết lộ hãng Uralvagonzavod phát triển T-14 sẽ cương quyết phản đối. Các tính năng của Armata rất độc đáo nên sẽ có những khó khăn rất lớn trong việc định hình diện mạo biến thể Armta xuất khẩu, nguy cơ mất cắp công nghệ là rất cao.
Đại diện của Uralvagonzavod đã chính thức từ chối nói về vấn đề này với cớ đây không thuộc thẩm quyền của hãng. “Chúng tôi không phải là chủ thể hợp tác kỹ thuật quân sự và hoàn toàn không có bình luận về các chủ đề này”, vị đại diện nói.
Theo tờ Vzglyad (Nga), lý do để Uralvagonzavod phản đối là sự đột phá trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh. Sau hơn 10 năm quan hệ lạnh nhạt, hai bên lại tỏ ra muốn hợp tác. Nga cho đến gần đây cương quyết không muốn bán cho đối tác chiến lược Trung Quốc các mẫu vũ khí trang bị tiên tiến do Trung Quốc không tôn trọng quyền sỡ hữu trí tuệ của Nga, nhưng nay đã mềm mỏng đi.
Thật khó đếm hết những ví dụ không thiện chí của phía Trung Quốc trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga.
|
Hình ảnh giả định của T-14 Armata
|
Sao chép như chớpNăm 1996, Nga đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc Su-27SK và sau đó là giấy phép sản xuất máy bay này tại Trung Quốc. Nhưng cuối cùng Nga bị hố to, chỉ nhận được một phần tiền đã cam kết: trong số 200 bộ linh kiện Su-27SK để Trung Quốc tự lắp ráp, Trung Quốc chỉ chịu mua một nửa với lý do Su-27 có tính năng chiến đấu kém. Thậm tệ hơn, Trung Quốc còn sao chép và chế tạo ra loại tiêm kích cạnh tranh trực tiếp với Su-27 là J-11B. Đồng thời, với sự giúp đỡ của Nga, Trung Quốc còn chế tạo 2 máy bay địch thủ trực tiếp với MiG-29 là J-10 và FC-1.
Theo đánh giá của Trung Quốc, việc sản xuất Su-27SK theo giấy phép đã đưa trình độ công nghệ của Tổng công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương tiến lên 20-25 năm. Còn việc chế tạo J-11B là bước nhảy vọt về chất mới của công nghệ hàng không Trung Quốc.
Cũng bằng thủ đoạn gian manh đó, Trung Quốc đã chế tạo được hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, một bản sao gần như hệt của S-300PMU của Nga. Nếu những hàng nhái này chỉ được trang bị cho quân đội Trung Quốc thì cũng đành nhẽ. Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã trở thành một trong những đấu thủ chính trên thị trường vũ khí các nước thế giới thứ ba. Ví dụ, các vũ khí làm nhái vũ khí Nga đang bán chạy ở Pakistan, Bangladesh, Li-băng, Iran, Malaysia, Maroc, Nigeria, Sri Lanka và Algeria, chèn ép không chỉ vũ khí của cả Nga và phương Tây. HQ-9 đã thắng thầu trong cuộc đấu thầu T-Loramids của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đánh bại Patriot của Mỹ, S-400 của Nga và Aster của châu Âu. Mặc dù, cuối cùng, dưới sức ép của Mỹ và phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ kết quả đấu thầu, khiến Trung Quốc trắng tay lại hoàn trắng tay.
Thay đổi đối tác
“Các vấn đề sở hữu trí tuệ chỉ là một trong những khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới trả Nga phí bản quyền sản xuất súng AK. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc không chỉ là “đối tác chiến lược” mà còn là “đối thủ chiến lược” của Nga. Cho đến gần đây, Nga tuyệt đối cấm bán cho Trung Quốc các vũ khí tiên tiến, chủ yếu là vũ khí tiến công”, Giáo sư Viện Hàn lâm khoc học Nga Vadim Kozyulin nói.
“Nhưng thời thế đang thay đổi. Đến gần đây, Moskva còn lợi dụng mâu thuẫn trong quan hệ Bắc Kinh và Dehli để kiếm lợi. Ấn Độ đã có thể mua của Nga xe tăng chủ lực hiện đại nhất, Trung Quốc đã chỉ nhận được Т-54. Họ “đã cải tiến” nó đến tận biến thể co tên Type 96А và chết gí ở đây. Việc trình diễn khả năng của xe tăng này trong cuộc thi xe tăng do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức chẳng tạo ra ấn tượng gì. Type 96A thua xa về khả năng cơ động và hỏa lực của Т-72B3 của Nga”, ông Kozyulin bình luận.
Dehli nhận được và đang lắp ráp các tiêm kích hiệu quả nhất Su-30MKI. Còn Bắc Kinh buộc phải loay hoay cải tiến Su-27 già lão. Còn về nhiều vấn đề, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến, chẳng hạn tên lửa hành trình hải quân, cũng như vậy. Trung Quốc mua được của Nga tên lửa 3М54 Moskit tầm bắn 90 km. Ấn Độ thì có BrahMos siêu âm tầm 280 km. Bắc Kinh đặt mua Su-35, còn Dehli mấy năm nay tham gia hợp tác thiết kế tiêm kích thế hệ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter Aircraft) với Nga.
Nhưng gần đây, Ấn Độ ngày càng nhìn sang phía Mỹ và phương Tây. Moskva liên tiếp thất thủ trong mấy cuộc đấu thầu quan trọng cung cấp máy bay vận tải quân sự, tiêm kích, trực thăng tiến công và vận tải, mất toi nhiều tỷ đô la lợi nhuận có thể. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã lại trở thành đối tác mong ước.
Loại xe tăng đột phá
“Trong lĩnh vực thương mại vũ khí thế giới ngày nay, mạng xã hội có vai trò rất lớn. Thông qua chúng, quốc gia mua sắm bằng cách gián tiếp có thể nhìn thấy các sản phẩm tương lai và bày tỏ sự quan tâm đến việc mua loại vũ khí trang bị nào đó. Chúng ta cũng thường xuyên bị quảng cho những yêu cầu như thế về Armata”, Tổng biên tập tạp chí “Arsenal Otechestva” (Nga) Viktor Murakhovsky nói.
Vị chuyên gia nhắc lại rằng, việc Ấn Độ mua tăng Т-90 đã giống như một chiến dịch đặc biệt, khi mà việc làm thông qua truyền thông đại chúng đã buộc Dehli quyết định thay thế tăng chủ lực Т-72 bằng Т-90. Vào đầu những năm 1990, lãnh đạo Tổng công ty Rosvooruzhenie, ông Aleksandr Kotelkin thông báo, Moskva cùng với Kiev sẽ cung cấp cho Islamabad các xe tăng Ukraine tối tân Т-80. Xét về tính năng, và trước hết về công suất động cơ, Т-80 “ăn đứt: Т-72 như Mercedes với Zaporozhets ấy.
Dehli sợ quá liền quyết định mua xe tăng đối thủ là xe tăng tối tân nhất của Nga Т-90 có tính năng tốt hơn Т-80 của Ukraine. Khi hợp đồng đã được ký rồi, Rosvooruzhenie liền nói rằng, không thể tiếp tục tham gia hợp đồng của Ukraine vì Nga không đủ số lượng pháo tăng cần thiết cho Т-80 của Ukraine. Kết quả là để giữ cam kết với Pakistan, Ukraine đã phải “giải giáp” các xe tăng đang có trong biên chế quân đội của mình, còn Nga thì giành được hợp đồng béo bở hơn nhiều với Ấn Độ và có được “một đối tác chiến lược”.
Theo ông Murakhovsky, với Armata, cách làm đó không ổn. T-14 quả thực là loại xe có tính đột phá, thiên hạ vô đối thủ.
“Chỉ cần nói rằng, trên Т-14 lắp pháo hoàn toàn mới, đi với nó là những loại đạn uy lực cao, hệ thống truyền động, hệ treo, hệ thống phòng vệ tích cực và giáp chống đạn hoàn toàn mới. Đây là xe tăng sản xuất loạt đầu tiên trên thế giới có cấu tạo module: kíp xe, động cơ, đạn dược và nhiên liệu ở trong các cáp-xun được bảo vệ riêng biệt, nên nâng cao được khả năng sống còn của các thành phần đó trong chiến đấu. Xét về các tính năng cơ bản, Armta vượt xa tất cả các loại xe tăng hiện có trong quân đội Nga. Và cả những xe tăng đang được chế tạo cho quân đội các nước khác, chẳng hạn như xe tăng tiên tiến nhất trong số đó là Leopard-2A6 của Đức”, ông Murakhovsky đánh giá.
Sức mạnh tổng hợp“Tôi khó hình dung bây giờ làm sao định hình được diện mạo xuất khẩu cho một xe tăng như vậy. Bởi lẽ, trong trường hợp này, chúng ta vẫn phải giữ được thế mạnh hơn. Một xe tăng hoàn thiện hơn”, ông Murakhovsky nói.
Với Trung Quốc, theo ông, đã có việc cố tình tung tin. Rosoboronoexport với tư cách một tổ chức muốn nghiên cứu thị trường tiêu thụ và triển vọng phát triển chính là nguồn tung tin ra. Armata còn chưa hoàn thành thử nghiệm nhà nước, chưa được nhận vào trang bị, nên không thể nói gì đến diện mạo xuất khẩu được. Hơn nữa, cũng giống như trường hợp với tiêm kích thế hệ 5 Т-50, nó có mẫu “quá độ” để xuất khẩu là Su-35, còn Т-14 Armata cũng có mẫu “quá độ” của mình là Т-90SM Proryv. Nó đã được giới thiệu vài năm trước để phản bác chỉ trích của Bộ Quốc phòng Nga là tất cả các mẫu tăng tương lai của Uralvagonzavod chỉ toàn khác Т-34 huyền thoại chút xíu.
“Ở tăng Т-90, con người, đạn dược và nhiên liệu dính liền trong một khối. Sự phát triển của tăng giáp hiện đại đang đi theo hướng tách con người với nhiên liệu và đạn dược. Ngoài ra, cần sử dụng vũ khí điều khiển từ xa. Các nguyên tắc này đã được áp dụng ở sản phẩm tiên tiến của chúng tôi là Objekt 195. Chẳng hạn, trong đó, tháp tăng đã không có người ngồi. Nhưng thiết kế đó Bộ Quốc phòng Nga lại không cần”, một trong những nhà thiết kế Т-72 và Т-90 là Vladimir Nevolin nói.
“Ở tăng Т-90, con người, đạn dược và nhiên liệu dính liền trong một khối. Sự phát triển của tăng giáp hiện đại đang đi theo hướng tách con người với nhiên liệu và đạn dược. Ngoài ra, cần sử dụng vũ khí điều khiển từ xa. Các nguyên tắc này đã được áp dụng ở sản phẩm tiên tiến của chúng tôi là Objekt 195. Chẳng hạn, trong đó, tháp tăng đã không có người ngồi. Nhưng thiết kế đó Bộ Quốc phòng Nga lại không cần”, một trong những nhà thiết kế Т-72 và Т-90 là Vladimir Nevolin nói.
Т-90SM là giải pháp quá độ cho đến khi ra đời Armata có tính đến các yêu cầu của quân đội Nga. Lần đầu tiên, xe tăng này đã được giới thiệu tại triển lãm ở Nizhny Tagil vào năm 2013. Năm 2015, nó sẽ lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm IDEX 2015 ở Abu Dhabi. Đây sẽ là lần trưng bày gần như lần đầu tiên của loại tăng tiên tiến của Nga có ứng dụng một số công nghệ của Armata. Tại triển lãm, cũng sẽ có mặt đoàn Trung Quốc nên họ sẽ có cái để mà so sánh với Т-90SM.