Vietnamdefence.com

 

Nga bác tin bán tàu ngầm hạt nhân cho Trung Quốc

VietnamDefence - Ông Anatoly Isaikin, Tổng giám đốc Rosoboronoexport cho biết, việc đàm phán bán S-400 cho Trung Quốc đang diễn ra rất gay go, đồng thời bác tin đồn Nga bán tàu ngầm hạt nhân Yasen cho Trung Quốc.

Ông Anatoly Isaikin
Trung Quốc được phép mua công nghệ quân sự tối tân nhất của Nga như tiêm kích Su-35 và tên lửa phòng không S-400.

Khi trả lời phỏng vấn “các nhà quan sát quân sự” Trung Quốc, ông Isaikin nói rằng, Nga còn chưa ký với Trung Quốc hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 và việc đàm phán đang diễn ra “rất gay go”.

Trước đó, trên báo chí và Internet đã đăng tin Nga và Trung Quốc đang đàm phán về việc mua bán các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen mà ông Isaikin bác bỏ.

Ông Isaikin nói rằng, Nga không thể không thấy rằng, trong 20 năm qua, sự phát triển công nghệ của Trung Quốc “đang tăng lên không phải từng ngày mà là từng giờ”. Liên quan đến S-400, ban lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Tổng giám đốc Rosoboronoexport thừa nhận rằng, Nga đến nay mới sản xuất được 2 bộ trang bị S-400 để biên chế cho 2 trung đoàn (8 tiểu đoàn). Theo các đánh giá lạc quan nhất, việc chuyển giao các hệ thống này (“vài tiểu đoàn”) cho Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2017.

Một số chuyên gia cho biết, Trung Quốc muốn mua các loại vũ khí tối tân nhất của Nga như tên lửa phòng không S-400, radar Irbis và động cơ turbine phản lực lượng mạch có tăng lực 117S của tiêm kích Su-35S, tên lửa chống hạm Onyx (tầm bắn 500 km), tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-M (tầm bắn 500 km) và hệ thống rocket phóng loạt Tornado-G (tầm bắn 100 km). Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng, [Trung Quốc sẽ mất] 7-10 năm để có thể “sản xuất trái phép” (sao chép) các loại vũ khí xuất khẩu [từ Nga], trong lúc đó, Nga có thể tiến xa trong phát triển công nghệ quân sự nên sự sao chép như thế không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga.

S-400
Chuyến thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 11.2014 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khẳng định “quy chế đặc biệt” của quan hệ Nga-Trung trong lĩnh vực quân sự và mở ra “giai đoạn 1” bán các công nghệ tối tân của Nga cho Bắc Kinh.

Như vậy, Trung Quốc đã được quyền mua những lô nhỏ vũ khí trang bị thế hệ mới của Nga để “nghiên cứu và ứng dụng vào các nghiên cứu của mình”. Trong số các hệ thống đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400, động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực 117S và radar Irbis-E của tiêm kích Su-35S, tên lửa chống hạm Onyx (biến thể xuất khẩu có tên là Yakhonr) và tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen (Severodvinsk). Có tin việc đàm phán bán tên lửa Iskander-M và pháo phản lực Tornado-G đang tiếp diễn.

Bắc Kinh muốn mua nhiều công nghệ quân sự tiên tiến vốn có thể làm thay đổi cán cân quân sự xung quanh Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, ngay cả thời Stalin, Trung Quốc cũng không được phép tiếp cận rộng như thế tới các vũ khí tối tân nhất của Nga. Theo một số chuyên gia, Nga đã có những nhượng bộ chưa từng có như thế vì trong tương lai dài hạn, kinh tế Nga đã rơi vào vòng phụ thuộc vào sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Báo chí phương Tây cho rằng, Nga đã bị phụ thuộc vào Trung Quốc về việc cung cấp dầu lửa và khí đốt. Hãng Bloomberg đưa tin, Nga rất hy vọng vào sự tăng trưởng quan hệ kinh tế với Trung Quốc để tránh suy thoái cho kinh tế Nga. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga đã ký hợp đồng bán khí đốt Nga cho Trung Quốc trị giá 25 tỷ USD và hoán đổi tiền tệ lẫn nhau.Việc Nga bán vũ khí tối tân cho Trung Quốc có thể thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Việt Nam “đã bắt đầu lo lắng” trước tình hình này này.

Tờ báo Anh The Times viết, trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc và Nga đã xây dựng “chủ nghĩa cộng sản toàn cầu”, nhưng ngày nay, nền kinh tế yếu ớt của Nga đã rơi vào vòng phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc chuyển giao vũ khí sẽ cho phép Trung Quốc không chỉ phá vỡ cán cân sức mạnh ở Đông Nam Á mà còn giành ưu thế quân sự trước chính nước Nga và điều thú vị là bản thân nước Nga lại sẽ giúp Trung Quốc đạt được điều đó. Nền kinh tế Nga đang hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu hydrocarbon và vũ khí trang bị, Trung Quốc đang kiếm “lợi tối đa” từ yếu tố này.

Tổng giám đốc Công ty Sukhoi, ông Mikhail Pogosyan nói rằng, “chúng tôi tất nhiên đã đồng ý bán một số lượng nhỏ tiêm kích Su-35S sang Trung Quốc” và cho biết, ở chính nước Nga cũng mới chỉ sản xuất được 22 máy bay này. Các chuyên gia cho rằng, khả năng sao chép công nghệ của Trung Quốc “thực tế là vô hạn”.

Trung Quốc muốn mua S-400. , còn Nga thanh minh cho quyết định này là họ đang nghiên cứu chế tạo hệ thống mới S-500 vốn sẽ được đưa vào trang bị từ năm 2016. Nhưng thời hạn chế tạo hệ thống này, trên thực tế là chưa rõ, tên lửa tầm siêu xa dành cho S-400 đang trong giai đoạn “thử nghiệm bất tận” và đến nay vẫn chưa được nhận vào trang bị.

Trung Quốc cũng đòi mua pháo phản lực Tornado-G (việc này được thông báo trong chuyến thăm Moskva của thứ trưởng quốc phòng Trung Quốc vào tháng 6.2014).

Bất cứ quốc gia nào trên thế giới có tiềm lực kỹ thuật quân sự mạnh đều tránh bán cho các nước khác những loại vũ khí trang bị hiện đại nhất. Ví dụ, năm 2003, trong thời gian chiến tranh với Iraq, Mỹ đã từ chối cung cấp cho Israel hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot mà chỉ điều động đến khu vực các đại đội tên lửa Patriot để bảo vệ lãnh thổ Israel. Nếu bán vũ khí cho Trung Quốc, Moskva sẽ yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng không chắc Trung Quố sẽ đáp ứng yêu cầu này.

Nguồn: mil.news.sina.com.cn, MP, 26, 28.11.2014.

Print Print E-mail Print