Vietnamdefence.com

 

Máy bay Trung Quốc rơi là vì... nóng máy!!!

VietnamDefence - Chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu K-8 Karakorum của Venezuela bị rơi cuối tháng 7.2010 ngay sau khi cất cánh là máy bay mới được Trung Quốc chuyển giao và được trang bị động cơ xịn AI-25TLK của Ukraine. Té ra máy bay rởm mà dùng động cơ xịn cũng không ổn.

Nhiều khả năng, sự cố này là hậu quả của những khó khăn lâu nay của các nhà chế tạo máy bay Trung Quốc trong việc tích hợp động cơ máy bay nước ngoài cho máy bay Karakorum. Trong khi đó, động cơ WS-11 biến thể Trung Quốc của AI-25TLK đang được phát triển rất chậm và có lẽ cũng không thể qua được giai đoạn thử nghiệm trên bệ thử.
 
Các máy bay K-8W của Venezuela không phải được trang bị động cơ Trung Quốc WS-11 như một số nguồn khẳng định mà được lắp động cơ nguyên bản AI-25TLK, bởi vì hãng thiết kế và sản xuất động cơ không hề chuyển giao giấy phép nào cho phía Trung Quốc, một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga am hiểu dự án K-8 cho hay.

K-8 bắt đầu được phát triển từ thập niên 1980 và được thiết kế để lắp 1 động cơ Mỹ. Song sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc hầu như mất hẳn quyền tiếp cận công nghệ quân sự phương Tây. Năm 1997-1998, họ chọn giải pháp thay thế là động cơ AI-25TL của Liên Xô (biến thể dùng cho K-8 có ký hiệu AI-25TLK). Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ nhập khẩu các động cơ hoàn chỉnh, chứ không hề có giấy phép sản xuất động cơ này.
 
Động cơ Trung Quốc làm nhái AI-25TLK có ký hiệu WS-11, nhưng động cơ này vấp phải cả đống vấn đề vốn là chuyện cơm bữa đối với ngành chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc mà nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài thì chắc chắn không thể đi xa hơn các cuộc thử nghiệm trên bệ thử.

Nguồn tin cho rằng, Trung Quốc vốn đã nhận được khoảng 200 động cơ AI-25TLK với đơn giá chưa đến 1 triệu USD, “sẽ có lợi hơn khi tiếp tục mua động cơ từ Ukraine” và khẳng định hiện WS-11 chưa hề được lắp cho một máy bay nào.

Hơn nữa, độ tin cậy của hệ thống động lực của các máy bay kiểu này của Trung Quốc, không tính đến những rắc rối của động cơ WS-11, cũng vẫn là dấu hỏi to tướng. Tuy vậy, điều đó không có liên quan đến bản thân động cơ, mà liên quan đến việc các kỹ sư Trung Quốc vẫn không tài nào giải quyết rốt ráo các vấn đề tích hợp động cơ AI-25 (cụ thể là bộ trao đổi nhiệt bị quá nóng).

Bản thân người Trung Quốc cũng không sẵn lòng chia sẻ thông tin về nguyên nhân các vụ tai nạn hàng không xảy ra với máy bay của họ mà chỉ cầu cứu sự giúp đỡ trong trường hợp chẳng đặng đừng.

P.2 cho rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng biến thành mối đe dọa cho các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu - các mẫu vũ khí trang bị làm nhái của họ ngày càng tự tin trên thị trường.
 
Xét tới yếu tố máy bay huấn luyện chiến đấu mới nhất L-15 của Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ AI-222K-25F thì đây có thể coi là dấu hiệu của một xu hướng nguy hiểm: trong khi Ukraine và Nga cò cưa cãi cọ vô tích sự về vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự thì người Trung Quốc đang lợi dụng những mâu thuẫn này để mở rộng thị phần, cũng như thu hoạch thêm hiểu biết. 

  • Nguồn: P2, 3.8.2010.

Print Print E-mail Print