Vietnamdefence.com

 

Khó khăn về động cơ và radar: chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc tắc tịt

VietnamDefence - Theo các nguồn tin quân sự Đài Loan, những khó khăn trong phát triển động cơ và radar có thể cản trở việc sản xuất một lô hạn chế tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc được phát triển theo chương trình J-XX trước năm 2020.

“Xét đến những khó khăn của việc tích hợp trên tiêm kích này các công nghệ thế hệ 5, Trung Quốc khó có thể chế tạo máy bay cạnh tranh được với F-35 hay F-22 của Mỹ trước năm 2020”, nguồn tin cho biết. Trung Quốc dự định chế tạo 300 tiêm kích thế hệ mới.

Chèn chú thích ảnh vào đây
2 công ty của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Group) và Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Corp) đã đưa ra các mẫu chế thử để cạnh tranh. Cả 2 mẫu đều là tiêm kích 2 động cơ với 2 cánh đứng đuôi.

Một trong những khó khăn nan giải nhất là chế tạo động cơ cho J-XX. Nga muốn bán các động cơ công nghệ cao cho tiêm kích, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tự phát triển các động cơ tương tự. Đó là các động cơ turrbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực WS-10 (đôi khi còn gọi là WS-10G, có lực đẩy khi tăng lực là 15 tấn), cũng như WS-15 có lực đẩy 18 tấn, ông Richard Fisher, Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu International Assessment and Strategy Center ở Washington cho biết.

Ông Fisher là tác giả cuốn sách “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc” (China's Military Modernization) mới được xuất bản vào năm 2010 đã nói rằng, “năm nay là cực kỳ quan trọng đối với chương trình WS-15” và việc không có sự tiến bộ trong chương trình động cơ này có thể có nghĩa là Trung Quốc sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ tự đặt ra là đưa vào trang bị tiêm kích thế hệ vào năm 2017-2019. Trung Quốc có thể sẽ phải đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực. Trong khi Nga ngày càng cảm thấy băn khoăn khi bán các động cơ hiện đại cho Trung Quốc.  

Mới đây, Tổng giám đốc OKB Sukhoi và RSK MiG Mikhail Pogosyan đã gửi thư cho Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FS VTS) để ngăn chặn việc cung cấp lô tiếp theo gồm 100 động cơ RD-93 để trang bị cho các tiêm kích JF-17/FC-1 của Trung Quốc do lo ngại chúng sẽ cạnh tranh với MiG-29 trên thị trường thế giới. Pogosyan cũng bất bình với việc Trung Quốc phớt lờ hiệp định bảo vệ sở hữu trí tuệ khi sao chép trái phép tiêm kích Su-27, cho ra đời mẫu máy bay tương đương của Trung Quốc là J-11B.

Trong nhiều trường hợp, Trung Quốc quay sang Ukraine để vượt qua lệnh cấm nhập khẩu bí quyết công nghệ của Nga. Có những thông tin chưa được khẳng định nói rằng, Trung Quốc đã mua ở Ukraine mẫu chế thử đời đầu của tiêm kích trên hạm Su-33 để làm cơ sở phát triển tiêm kích cùng loại của họ. Người ta tiếp tục bàn tán về việc Trung Quốc phát triển mẫu chế thử tiêm kích trên hạm J-15 dựa trên mẫu chế thử của Su-33 hay J-11B sao chép Su-27.

Năm 2009, đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) đã công khai tuyên bố, hải quân Trung Quốc quan tâm đến các loại tiêm kích có tốc độ bay hành trình siêu âm, qua đó có thể thấy rằng, chương trình J-XX có thể đáng quan tâm với tư cách dự án máy bay triển khai trên mặt đất và cả trên tàu sân bay, ông Fisher nói.

Trung Quốc đã tỏ ra muốn mua một số lượng hạn chế Su-33 để làm máy bay huấn luyện cho đến khi họ có tiêm kích trên hạm tự chế, nhưng Nga đã bác bỏ yêu cầu này với lý do nối lại sản xuất với số lượng ít sẽ quá tốn kém và do lo ngại Trung Quốc có thể lấy cắp công nghệ của Su-33.

  • Nguồn: minnickarticles.blogspot.com; lh3.ggpht.com; MP, 25.7.10.

Print Print E-mail Print