VietnamDefence -
Một trong những công ty môi giới lớn nhất của Trung Quốc Haitong Securities cảnh báo các nhà đầu tư rằng, khối lượng cho vay tăng nhanh chóng ở Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo các ước tính gần đây, nợ của khu vực phi tài chính của Trung Quốc có thể vượt quá 150% GDP. “Chúng tôi lo ngại rằng, số nợ có thể tiếp tục tăng, trở thành một nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Khả năng xảy ra vỡ nợ trong năm tới (2014) năm có thể cao hơn vì sẽ có ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc phải vay những khoản vay mới để trả các khoản nợ hiện có”, nhà phân tích Li Ning của công ty này nói.
Nhiều nhà đầu tư biết rằng , từ năm 2008, khối lượng cho vay ở Trung Quốc đã tăng 15,4 nghìn tỷ USD và hiện nay là 24 nghìn tỷ USD, tương đương với khối lượng cho vay của hệ thống ngân hàng của cả Nhật Bản và Mỹ cộng lại. Để so sánh, trong cùng kỳ, tổng tài sản của các ngân hàng Mỹ chỉ tăng 2,2 ngàn tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng cho vay đáng kinh ngạc ở Trung Quốc trong những năm gần đây là chưa từng có và không còn nghi ngờ, nó là bong bóng tài chính lớn nhất trong lịch sử. Trong 5 năm qua, khối lượng các khoản vay tại Trung Quốc tăng gần 30%/năm, bỏ xa các chỉ số của GDP, vốn tăng 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với của Nhật Bản không lâu trước khi bùng nổ bong bóng bất động sản vào năm 1990, và của Hàn Quốc trước cuộc khủng hoảng vào năm 1998, và thậm chí cả của Hoa Kỳ ngay trước khi sụp đổ thị trường nhà ở cho vay dưới chuẩn.
Trung Quốc đã cố gắng ảnh hưởng đến sự nhận thức đố với tình hình khi cấm các nhà báo đưa tin về quy mô của bong bóng nợ 24 ngàn tỷ USD, vốn đang được coi là một quả bom hẹn giờ trong bối cảnh lãi suất trong nước tăng nhanh.
Trong khi đó, tiền của trời ơi tiếp tục rời khỏi Trung Quốc. Một số lượng lớn các nhà đầu tư giàu có Trung Quốc đang đưa tiền ra khỏi nước này và đầu tư chúng vào các tài sản nước ngoài như bất động sản tại Mỹ và châu Âu, kim loại quý… Bước tiếp theo là gì? Giă tăng sự kiểm soát đối với hệ thống ngân hàng hay các biện pháp cứu trợ giống như chương trình mua lại tài sản tài chính rủi ro cao ở Mỹ TARP? Cơ hội để Trung Quốc hay nền kinh tế thế giới sẽ không bị tổn hại trong sự điên loạn tiền tệ này là cực nhỏ.
Nguồn: Politikus, 15.1.2014