Vietnamdefence.com

 

Mời chào Indonesia: Pakistan khoe 'JF-17 ngon hơn máy bay Su' - Nga cay cú

VietnamDefence - Pakistan và Trung Quốc mời chào Indonesia tham gia dự án JF-17 của họ, gây tổn hại lợi ích của Nga

JF-17 tại Farnborough-2010

Pakistan đang ráo riết xúc tiến tiêm kích JF-17 (FC-1) do họ hợp tác với Trung Quốc chế tạo cho Không quân Indonesia. Dự kiến, trong thời giới tới, Indonesia sẽ thực hiện những hợp đồng mua sắm vũ khí lớn.

Nga cũng hoàn toàn có thể trông cậy vào các hợp đồng bán máy bay của Indonesia nên sự cạnh tranh từ phía các máy bay Trung Quốc vốn lắp động cơ mua của Nga xem ra rất thách thức.

Ngày 21.7.2010, Indonesia và Pakistan đã ký hiệp định sơ bộ hợp tác kỹ thuật quân sự cho phép Indonesia tham gia cải tiến và sản xuất máy bay chiến đấu JF-17.

Theo các tuyên bố của Bộ Quốc phòng Indonesia và chính phủ Pakistanа, hiệp định bao trùm một số lượng lớn các dự án chung trong lĩnh vực quân sự, mặc dù tất cả các chi tiết sẽ chỉ được thống nhất vào tháng 10.2010. Ngoài ra, hiệp định sẽ cho phép Indonesia tham gia chương trình JF-17 - máy bay này đang được sản xuất ở Pakistanе (Pakistan Aeronautical Complex) và Trung Quốc (Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô - Chengdu Aircraft Industries Corporation), cũng như đang được tiếp thị tích cực ra thị trường bên ngoài.

Hiệp định cũng đề cập khả năng sản xuất máy bay tuần tra, tiến hành các cuộc tập trận chung và thực hiện các chương trình trao đổi kinh nghiệm cho quân nhân. Hiệp định đã được bộ trưởng quốc phòng Indonesia và Pakistan ký kết.

Báo chí Indonesia trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan nói rằng, “Pakistan có kinh nghiệp hợp tác sản xuất tiêm kích JF-17 với Trung Quốc và đưa ra đề xuất tương tự với Indonesia”.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia tuyên bố rằng, “các khía cạnh kỹ thuật của hiệp định sẽ được thảo luận trong những cuộc gặp tới”, còn Bộ Quốc phòng Indonesia “sẽ chú ý nghiên cứu đề xuất của Pakistan”. Ông cho biết thêm: “Việc (Trung Quốc và Pakistan) hợp tác sản xuất JF-17 hiện đã là 500 chiếc, trong số đó có 350 chiếc cho Pakistanа, số còn lại là dành cho Trung Quốc. Họ nói với tôi rằng, tiêm kích này tốt hơn F-16, cũng như máy bay Su. Nhưng cần phải xem xem thực tế có phải vậy không”.

Nguồn tin có uy tín về công nghiêp quốc phòng và thị trường vũ khí thế giới Janes truyền đạt những lời nói này hơi khác: “JF-17 là tiêm kích thế hệ 4+ và hoàn thiện hơn các máy bay F-16 và Su của chúng tôi.

Janes đánh giá hiệp định nêu trên có thể là đặc biệt tiêu biểu đối với Indonesia, quốc gia đang tiến hành chiến lược thu nhận công nghệ quân sự nước ngoài. Tháng 7.2010, Indonesia đã ký hiệp định với Hàn Quốc về việc cùng tham gia chương trình KFX phát triển tiêm kích thế hệ mới.

Theo hiệp định này, Indonesia chi 1 tỷ USD để đổi lấy các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực phát triển và sản xuất máy bay quân sự, cũng như khả năng mua 50 chiếc KFX trong tương lai. Ngoài ra, Indonesia sẽ có thu nhập từ xuất khẩu các máy bay này.

Hiệp định với Pakistan, theo Janes, chắc chắn cũng có hình thức tương tự. Jakarta chuẩn bị chi một khoản tiền tương xứng để đổi lấy công nghệ và khả năng mua các máy bay tiêm kích JF-17.

Mặc dù ngân sách quốc phòng của Indonesia trước đây không cho phép ký các hiệp định như vậy, nhưng nền kinh tế phát triển nhanh của nước này có thể hỗ trợ sự gia tăng chi phí quân sự trong thập niên tới.

P2 có sự băn khoăn về quan điểm bài Nga của Jane's, cũng như chính sách marketing lạ lùng của Pakistan.

Máy bay chào bán cho Indonesia được trang bị động cơ RD-93 của Nga. Thật là ngây thơ để cho rằng, Pakistan có khả năng trang bị động cơ khác cho JF-17 một khi Nga quyết định cản trở kiểu cạnh tranh này trên thị trường một khách hàng truyền thống và dừng cung cấp động cơ.

Rõ ràng là Trung Quốc là bên đưa ra những quyết định then chốt về máy bay này, bởi vậy điều đáng quan tâm nhất dĩ nhiên là nỗ lực của Pakistanа xúc tiến JF-17 vào Indonesia là nỗ lực độc lập hay được thống nhất với Trung Quốc và có thể là do Trung Quốc xúi giục?

Cách làm đó của Trung Quốc và đối tác Pakistan của họ trong các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự ít nhất cũng được coi là “bất nhã” và cần có sự phản ứng cứng rắn tương xứng của Nga.

Nếu không cứ để JF-17 bay bằng động cơ WS-13 có tuổi thọ 100 giờ của họ.

  • Nguồn: P2, 11.8.2010.

Print Print E-mail Print