Vietnamdefence.com

 

Hé lộ kế hoạch mật chống Liên Xô của MI6

VietnamDefence - Cơ quan tình báo quân sự Anh MI6 sau Thế chiến II đã lên kế hoạch một loạt chiến dịch mật chống chế độ Xô-viết, các tài liệu ở kho lưu trữ quốc gia được giải mật hé lộ.

Trụ sở của MI6 ở London (Wikipedia.org)
Các kế hoạch này được MI6 soạn thảo vào năm 1947 theo yêu cầu chính quyền Anh vốn đang lo ngại trước ảnh hưởng gia tăng của khối Xô-viết. Người soạn thảo chính của chương trình này là Cục trưởng MI6 Stewart Menzies.

Các đề xuất vô hại nhất của trùm MI6 là phát tán trong người dân Liên Xô các tem thực phẩm, giấy tờ và tiền giả. Menzies cũng đề xuất làm cho các nhà hoạt động Liên Xô sợ hãi và bôi nhọ hình ảnh của họ.

Trong số các biện pháp nghiêm trọng hơn là tổ chức các vụ phá hoại đường sắt mà các đoàn tàu quân sự sử dụng. Cụ thể, người đứng đầu MI6 đề xuất ném các gói thuốc nổ và chất cháy vào các đoàn tàu hỏa.

Cuối cùng, trong một số trường hợp Menzies thấy cần phải áp dụng biện pháp “thủ tiêu một số nhân vật đơn lẻ”. Chẳng hạn, ông ta đề xuất bôi nhọ các quan chức đảng và nhà nước Liên Xô cao cấp bằng những chứng cứ giả, cũng như những cuộc gọi điện thoại đáng ngờ.

Ngoài ra, chỉ huy MI6 còn đề xuất bắt cóc các nhà lãnh đạo Liên Xô nhưng dàn dựng sao cho người dân coi những người bị bắt cóc là những kẻ phản bội và đào ngũ.

Mặc dù chương trình của MI6 đã được soạn thảo theo yêu cầu của chính phủ Anh, nhưng trong chính phủ người ta coi nó là không thể chấp nhận. Cương quyết phản đối kế hoạch có ngoại trưởng Ernest Bevin. Trong lá thư trả lời Menzies, ông Bevin nhấn mạnh: “Chúng ta đang thả tự do cho những lực lượng khó điều khiển... Tôi cho rằng, đây không phải là phương án thành công nhất trong điều kiện chiến tranh”.

Việc London không muốn gây phức tạp cho quan hệ với khối Xô-viết và nỗi kinh sợ cuộc chiến tranh mới mạnh đến nỗi người Anh đã bắt đầu can gián Mỹ không có những bước đi nghiêm trọng vì cho rằng, Washington đang soạn thảo kế hoạch nổi loạn chống ban lãnh đạo Liên Xô. Nhà ngoại giao Mỹ George Brannan, sau này được biết đến là một trong những người đầu tiên đề xuất việc xuất xích lại gần nhau giữa Mỹ và Liên Xô.

Theo các tài liệu giải mật, cuối cùng dưới áp lực của London, Washington đã từ bỏ ý đồ tài trợ cho các nhóm lưu vong sẵn sàng nổi loạn. Thay vào đó, người Anh và người Mỹ thỏa thuận cùng phá hoại hoạt động sản xuất của Đông Âu.



Nguồn: The Guardian, The Daily Telegraph, Lenta, 23.3.2013.

Print Print E-mail Print