VietnamDefence -
Sau hàng chục sĩ quan, quan chức Libya đã phản bội Gaddafi và đại sứ Mỹ Chris Stevens, người chỉ đạo hoạt động lật đổ Gaddafi, đến lượt kẻ đầu tiên phát hiện nơi ẩn náu của ông phải đền mạng hôm 25/9. Có phải ông Gaddafi báo oán?
Ở Libya dường như đang diễn ra một cuộc săn lùng những kẻ đã tham gia hành quyết ông Muammar Gaddafi. Omran Juma Shaaban ngày 20/10/2011 đã phát hiện nơi ẩn náu của ông Muammar Gaddafi ở rìa thành phố Sirte, đã chết do những đòn tra tấn ác liệt và thương tích nghiêm trọng khi bị những người ủng hộ ông Gaddafi bắt làm tù binh.
|
Omran Juma Shaaban chụp ảnh cùng cây súng bằng vàng của ông Gaddafi tháng 10/2011
|
Một tháng rưỡi trước đây, Omran Juma Shaaban quê ở Misrata và 3 người bạn của anh ta đã bị các phần tử vũ trang bắt cóc ở gần thành phố Bani Walid. Khi xảy ra vụ bắt cóc, hai bên đã đấu súng và Omran bị thương. Suốt những tuần sau đó, các con tin bị giữ tại một địa điểm bí mật, bị đánh đập, tra tấn. Có tin cả 4 người này đều từng tham gia bắt giữ và giết hại Gaddafi.
Chính quyền trung ương Libya đến nay vẫn không thể kiểm soát tình hình ở Bani Walid. Đầu tháng 9, khi đến thăm thành phố Bani Walid, nơi vẫn là thành trì của các lực lượng trung thành với ông Gaddafi, người đứng đầu nghị viện Libya và lãnh đạo nhà nước lâm thời Mohammed Yousef al-Megaryef chỉ bằng cách đàm phán mới giải thoát được Shaaban và 2 người bạn. Con tin thứ tư vẫn bị giam giữ ở Bani Walid.
|
Xác Omran Juma Shaaban quấn trong tấm vải liệm và chôn cất theo phong tục của đạo Hồi
|
Omran đã được đưa sang Pháp điều trị và qua đời ở đây hôm thứ ba, 25/9/2012, tại một bệnh viện Paris.
Người ta đã tuyên bố để tang ở thành phố Misrata, nơi anh ta sẽ được chôn cất. Hơn 10.000 người đã tham gia tang lễ tại sân bóng đá của thành phố.
Cái chết này đã kích động các hoạt động biểu tình bên trụ sở nghị viện ở Tripoli đòi trừng phạt thủ phạm. Chính quyền thì vinh danh Shaaban là “người tử vì đạo ngoan ngoãn” và cam kết trừng phạt những người phạm tội.
Đây không phải là người đầu tiên trong những người tự tay hạ thủ ông Gaddafi một năm trước đây.
Trong những tình cảnh bí ẩn, một số thanh niên khác trực tiếp bắt giữ, hành hạ và sau đó giết hại dã man ông Muammar Gaddafi ở Sirte ngày 20/10/2011 cũng đã chết trước đó.
|
Đại sứ Mỹ tại Libya Chris Stevens bị giết chết ở Benghazi ngày 11/9/2012.
|
Trong khi đó, thân nhân của Shaaban cho biết, không ai trong số đó nhận được số tiền thường 800.000 USD vì công bắt được ông đại tá.
Trước đó, ngày 11/9/2012, tại Benghazi, đại sứ Mỹ tại Libya Chris Stevens đã bị đám đông điên cuồng tấn công giết chết.
Trớ trêu thay, chưa đầy một năm trước, ông Chris Stevens là người hào hứng giơ ngón tay cái chụp hình bên xác chết của Đại tá Muammar Gaddafi.
Trong những ngày nghỉ cuối tuần trước, chính phủ Libya đã hạ lệnh giải tán tất cả các đơn vị quân sự không được chính quyền thừa nhận hợp pháp. Trong vòng 2 ngày đêm, các dân quân phải rời khỏi những khu vực thuộc nhà nước mà họ chiếm cứ.
|
Ông Chris Stevens chụp hình bên xác ông Gaddafi năm 2011 (ảnh trái)
và trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2012 (ảnh phải)
|
Tối hậu thư này được đưa ra sau cái chết của đại sứ Mỹ ở Benghazi. Hôm thứ ba, quân đội Libya bắt đầu trục xuất các dân quân và thành viên các nhóm vũ trang khỏi các tòa nhà chính phủ mà họ chiếm giữ ở Tripoli và ngoại ô.
Theo các nhà quan sát, cái chết của Shaaban có thể là cái cớ để bạo lực leo thang ở Libya. Nay chính quyền nói rằng, cần phải giải giáp dân chúng ở Bani Walid, nơi vẫn còn nhiều vũ khí sau chiến tranh, kể cả súng rocket chống tăng và pháo. Tuy nhiên, dân chúng ở thành phố 100.000 dân này không chấp hành mệnh lệnh từ Tripoli: sinh viên từ chối hát quốc ca mới, còn giáo viên phá hoại chương trình đào tạo mới.