|
S-300 phóng đạn
|
Lãnh đạo Mỹ và Iran tiếp tục thực hiện các đòn tấn công thông tin lẫn nhau trong bối cảnh các cuộc đàm phán tiếp diễn về số phận tương lai của chương trình hạt nhân Iran.
|
S-300PMU-1 |
Liên quan đến quyết định của Tổng thống Nga ký sắc lệnh ngày 13/4/2015 cho phép bán cho Iran các hệ thống S-300, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: các hệ thống tên lửa phòng không này sẽ không cứu được Tehran một khi Mỹ mở chiến dịch quân sự.
“Ngân sách quốc phòng của chúng tôi là gần 600 tỷ USD, còn của họ (Iran) là dưới 17 tỷ USD một chút. Kể cả khi họ nhận được mấy hệ thống tên lửa phòng không, chúng tôi vẫn sẽ có thể vượt qua chúng nều việc đó là cần thiết”, ông Obama, người có giải Nobel hòa bình, tuyên bố với kiểu kiêu ngạo vốn có. Đây không phải là bằng chứng đầu tiên cho thấy Washington rất đau đớn trước quyết định của Vladimir Putin gỡ bỏ cấm vận chuyển giao S-300PMU-1 cho Iran.
Chỉ trước đó, Tổng thống Mỹ không kém phần tinh nghịch công khai tỏ ra kinh ngạc về việc Nga trong một thời gian dài như thế không chuyển giao S-300 cho Iran. “Thương vụ này lẽ ra diễn ra từ năm 2009. Tôi lần đầu tiên gặp Putin khi ông ấy hồi đó còn là tThủ tướng. Và họ đã ngừng, đã đình hoãn bán (S-300) theo yêu cầu của chúng tôi. Nói thật lòng, tôi ngạc nhiên là việc đó đã kéo dài thế khi xét đến việc chẳng hề có biện pháp trừng phạt nào quy định cấm thương vụ này”, Barack Obama ngày 17/4/2015 rõ ràng đã cố tình cười cợt sự ngây thơ của Kremlin.
|
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 trên trận địa bắn
|
Tháng 9/2010, dưới thời Tổng thống Dmitry Medvedev, Nga đã tự nguyện quyết định đình hoãn thực hiện hợp đồng bán S-300 cho Iran vốn đã được ký và có hiệu lực. Cử chỉ thiện chí này bị phương Tây, theo truyền thống bất thiện cố hữu, xem là biểu hiện của sự yếu đuối (các sự kiện sau đó ở Ukraine là bằng chứng gián tiếp cho thấy điều đó).
Washington đã có bàn thắng kép. Một mặt, từ lập trước sức mạnh, họ đã buộc được Iran tham gia quá trình đàm phán, nhất là ở cơ cấu có lợi cho phương Tây. Mặt khác, đã làm Nga mất đi một đồng minh tự nhiên trong việc đối kháng với bá quyền Mỹ, ít ra là ở khu vực Cận Đông.
|
S-300PMU-2 phóng đạn
|
Có thể dự đoán giọt nước làm tràn ly kiên nhẫn của Kremlin là việc Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép bắt đầu cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong tình huống đó thì bước đi của Putin giải băng thương vụ S-300 có vẻ không chỉ là logic mà còn là tất yếu.
5 tiểu đoàn S-300PMU-1 mà Iran sẽ nhận được là biên chế tối ưu của một đơn vị, cựu Tư lệnh Bộ đội tên lửa phòng không thuộc Không quân Nga, Trung tướng Vladimir Gorkov khẳng định.Nói cách khác, đó là 1 trung đoàn. Đứng đầu cả cơ cấu này là sở chỉ huy (KP), bao gồm một container chứa máy móc F9 và một radar phát hiện (RLO). Trong tình huống chiến đấu, KP chỉ huy hoạt động của cả trung đoàn và phân phối các mục tiêu giữa các tiểu đoàn. Có nghĩa là dưới sự chỉ huy của nó là toàn bộ 5 tiểu đoàn.
Trong thành phần mỗi tiểu đoàn có một radar chiếu xạ mục tiêu và các bệ phóng mang các tên lửa phòng không có điều khiển. Thông thường, mỗi tiểu đoàn gồm từ 8-12 bệ phóng. Trong biên chế của KP và hệ thống tên lửa phòng không còn có các khí tài thông tin, máy phát điện, trắc đạc...
|
S-300PMU-1
|
SP: Các tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống tên lửa phòng không S-300 là thế nào?
- Hệ thống tiêu diệt các mục tiêu khí động (máy bay và tên lửa hành trình) và đường đạn (tên lửa chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật). Với các tính năng, tầm phóng, tốc độ và bề mặt tán xạ hiệu dụng nhất định.
SP: Ở dải độ cao nào?
- Ở dải độ cao từ 25 m đến 25 km, các biến thể cuối có tính năng mạnh hơn, từ 10 m đến 30 km.
SP: Trong tình huống đó, nên đánh giá phát biểu của ông Obama thế nào?
- Ta hãy làm phép tính đơn giản. Chúng ta sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn (ít ra là con số đó được ghi trong hợp đồng năm 2007). Mỗi tiểu đoàn có 12 bệ phóng. Tổng cộng, ta có 60 bệ phóng. Trên mỗi bệ phóng lắp 4 quả tên lửa. Iran sẽ nhận được tổng cộng 240 tên lửa trong một bộ trang bị trung đoàn. Nay thì con số này cần chia đôi, ta có 120 quả tên lửa.
SP: Phép tính này có ý nghĩa gì?
- Bởi vì, suất tiêu hao tên lửa trên 1 mục tiêu bay ít nhất sẽ là 2 tên lửa. Ta có 120 lần bắn hay 240 lần phóng. Thậm chí thuần túy về tâm lý, điều đó sẽ ảnh hưởng lên phi công. Với mật độ hỏa lực bảo vệ dày đặc như thế, anh ta sẽ khó ó thể tấn công mục tiêu từ tầm gần. Với mức độ hiệu quả trung bình của một lần bắn (khoảng 0,9), con số máy bay bị tiêu diệt sẽ là hơn 100 chiếc. Mỗi tiểu đoàn có thể tiêu diệt cùng lúc 6 mục tiêu. Ta có tổng cộng 30 mục tiêu có thể bắn bằng 2 tên lửa. Tức là, có 60 tên lửa cùng lúc bay lên trời.
Khi phi công đang tiếp cận mục tiêu và nhìn thấy một “biển lửa” như thế, anh ta hầu như không còn cơ hội.
SP: Như vậy, Israel sẽ không thể thực hiện các cuộc không kích yêu thích của họ ư?
- Đúng, cả Mỹ cũng thế. Tuy nhiên, Mỹ còn có các tên lửa hành trình, ví dụ như Tomahawk. Lầu Năm góc có tổng cộng đâu đó 4.000 quả Tomahawk bố trí trên các phương tiện mang khác nhau, kể cả các tàu sân bay. Nhưng đó đã là cuộc tấn công không người lái, chứ không phải có người lái. Nhằm vào các tên lửa hành trình, số lượng các mục tiêu bị tấn công đồng thời là ít hơn 30. Vì chúng bay đến mục tiêu ở độ cao 25-50 m theo chế độ bay bám địa hình. Diệt các mục tiêu này khó hơn.
Tuy nhiên, 5 tiểu đoàn S-300 sẽ bảo vệ mục tiêu theo nguyên tắc phòng ngự vòng tròn, nhiều tầng với lực lượng tập trung trên khu vực nhất định. Người Mỹ sẽ buộc phải tạo ra một “đại quân có cánh” để tiêu diệt mục tiêu cần thiết.
|
S-300PMU-2
|
SP: Liệu có thể nói điều đó sẽ là thứ giải trí không rẻ tiền đối với Mỹ, còn Israel thì sẽ phải tiêu hao hết toàn bộ kho tên lửa hành trình nhỏ bé của mình hay không?
- Giá của 1 lần phóng tên lửa hành trình Tomahawk vào tháng 3/2011 là gần 1,5 triệu USD. Do đó, Washington sẽ tốn khá tiền cho cuộc xâm lược của mình.
SP: Liệu Nga có thể cung cấp thêm S-300 cho Iran không?
- Về nguyên tắc, có thể thay đổi cấu hình của lực lượng S-300 tùy theo nhiệm vụ đặt ra. Một là bảo vệ mục tiêu: Tehran, Isfahan hay một trung tâm hạt nhân. Hai là bảo đảm khả năng sống còn của lực lượng S-300. Mặc dù hệ thống có tính phòng thủ, hưng để làm việc đó, nó phải được bảo vệ bằng vũ khí tấn công, có khả năng tiêu diệt các sân bay, kho tàng, sở chỉ huy và chính các tàu sân bay đó.
Về thực chất, điều đó sẽ đòi hỏi một chiến dịch riêng - cảnh báo, giảm hiệu quả sử dụng Tomahawk, đánh đắm các tàu sân bay. Iran có những vũ khí tấn công đó. Ví dụ, các tên lửa chống hạm Trung Quốc cho phép tấn công tàu biển từ xa. Quả thực là chúng được phát triển để tấn công các tàu có lượng giãn nước dưới 200 tấn.
Trong trang bị của Iran có các tên lửa C-601 và các tên lửa khác dạng Silkworm mang đầu đạn nặng nửa tấn (tầm bắn trên 150 km). Tên lửa C-802 mang đầu đạn 165 kg, có thể xuyên phá vỏ thép của tàu, tầm bắn 200 km. Đây có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với tàu sân bay.
Nhưng vũ khí hải quân chủ yếu nhất của Iran là tên lửa SS-N-22 Moskit. Đây là vũ khí của Liên Xô ra đời vào cuối chiến tranh lạnh. Tên lửa có trọng lượng 4,5 tấn, có thể đưa phần chiến đấu 320 kg đi xa đến 100 km. Độ chính xác bắn trúng mục tiêu là hơn 99%.
SP: Chính quyền Israel chỉ trích Moskva rằng, các hệ thống S-300 được chuyển giao có thể được dùng làm vũ khí tiến công.
- Chỉ trong trường hợp các hệ thống này được bố trí cách Israel đến 150 km. Khi đó, tên lửa phòng không có điều khiển phóng từ S-300 sẽ có thể bắn rơi các máy bay. Bản thân anh cũng hiểu rằng, điều đó không liên quan đến Iran.
SP: Các chuyên gia quân sự Israel, dựa vào kinh nghiệm Syria, khẳng định rằng, S-300 là hệ thống hiệu quả kém, chỉ “cứu vãn được các mục tiêu trong trường hợp không ai tấn công chúng”. Đấy là chuyện hoàn toàn bịp bợm hay cũng có đôi chút sự thật nào đó trong những khẳng định này?
- Tôi khó bình luận chuyện đó khi mà chúng ta còn chưa cung cấp S-300 sang nước này.
SP: Một số chuyên gia quân sự Nga thì khẳng định ngược lại.
- Tôi không có thông tin đó. Việc ở đó hiện có các hệ thống cũ do Liên Xô sản xuất lại là chuyện khác.
SP: Nhưng dẫu sao thì có tý sự thật nào trong những lời nói của những người chỉ trích không khi biết S-300 được phát triển từ cuối những năm 1970?
- Nhưng Tomahawk của Mỹ thì xuất hiện vào đầu những năm 1980. Nay thì sao? Chúng gần như là cùng thời với nhau. Ngoài ra, hệ thống còn liên tục được hiện đại hóa. So với các mẫu đầu tiên, nó hơn hẳn về mức độ bảo vệ và các thông số không gian.
SP: Hệ thống tên lửa phòng không sẽ được đưa tới Iran bằng cách nào. Rõ ràng là người Mỹ sẽ tìm mọi cách cản trở việc đó, vậy thì cách nào là chắc chắn hơn cả?
- Chúng ta có đường đến Iran qua biển Caspie. Có thể chở chúng bằng đường không, chẳng hạn bằng máy bay vận tải An-124 Ruslan hay Il-76.
SP: Liệu trong tương lai Nga có thể cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không hiện đại hơn, chẳng hạn như S-400 hay không?
- Tất cả sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị và quan hệ của chúng ta với Mỹ và phương Tây nói chung. Trước hết là vào các sự kiện ở Ukraine và vào việc liệu Washington có thỏa thuận được với Tehran về tương lai chương trình hạt nhân Iran không.
Ở Syria chưa từng có các hệ thống S-300, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự Aleksandr Khramchikhin nhất trí với đồng nghiệp.
- Do đó, những phỏng đoán Israel sẽ chẳng làm ai quan tâm. Họ đã chẳng thể học được gì ở ví dụ Syria. Không quân phương Tây chưa từng đụng đầu với S-300.
SP: Hệ thống tên lửa phòng không này nhìn chung đã từng được thử thách trong điều kiện thực chiến nào chưa?
- Chưa từng bao giờ. Bởi vậy, mọi ý kiến (cả khen lẫn chê) đều chỉ là những giả thiết thuần túy, những phỏng đoán chưa được khẳng định. Ở ý nghĩa này, cả hai bên đều là phỏng đoán. Chừng nào hệ thống này chưa được thử thách trong điều kiện thực chiến thì mọi câu chuyện về hiệu quả của nó đều là quá sớm. Mặt khác, việc không hiểu biết lại sản sinh sự bất định có tác dụng là yếu tố kiềm chế.
Dĩ nhiên là người Mỹ có thể chế áp S-300 nhờ mấy trăm tên lửa hành trình. Nó cho cùng, các hệ thống này sẽ bị chế áp vì chúng sẽ tiêu hao hết cơ số đạn của mình. Lúc đó tồn tại vấn đề tái nạp đạn không thể giải quyết.
Nhiều thứ phụ thuộc vào trình độ huấn luyện các kíp trắc thủ Iran. Vào việc họ sẽ bắn tốt đến đâu. Chừng nào Iran còn chưa có các chuyên gia đó thì họ còn phải chuẩn bị lâu …
Tình thế của Israel phức tạp hơn vì họ có quá ít tên lửa hành trình. Còn thực hiện các cuộc không kích vào mục tiêu được S-300PMU-1 bảo vệ nghĩa là đưa phi công vào chỗ chết. Và điều đó là vấn đề rất nghiêm trọng.
SP: Ai đe dọa Iran nhiều hơn - Israel hay Mỹ?
- Dĩ nhiên là Israel. Đối với Tel Aviv không hề tồn tại các quy định pháp luật quốc tế nào. Và họ cũng không chơi trò chơi địa-chiến lược đặc biệt nào - đơn giản là tấn công kẻ thù, thế thôi. Mặt khác, Israel có khả năng hạn chế hơn, nếu không thì họ đánh Iran từ lâu. Sức mạnh tấn công chủ yếu của Israel là các máy bay F-15 và F-16. Quả thực, cũng có một ít tàu ngầm mang các tên lửa hành trình nào đó.
SP: Phải đánh giá tuyên bố của Obama thế nào? Đó là mưu toan che giấu sự tức tối về việc Moskva bất chấp lệnh trừng phạt và ý kiến của Washington, vẫn hành động theo ý mình, giúp củng cố vị thế đàm phán của Iran bằng việc cung cấp S-300? Hay là từ góc độ đối kháng Mỹ-Iran, việc chuyển giao S-300 quả thật là chẳng “ảnh hưởng gì đến thời tiết”?
- Cần hiểu rằng, Obama hiện nay đang chịu áp lực rất mạnh từ phía các đối thủ chính trị. Theo ý họ, Obama đang tiến hành chính sách đối ngoại kém cỏi. Về mặt này, việc đàm phán với Iran chỉ thêm bất lợi cho Obama.
SP: Triển vọng tiếp tục hợp tác Nga-Iran về phòng không là thế nào? Liệu chúng ta có thể cung cấp cho họ, chẳng hạn là các hệ thống S-400 hiện đại hơn?
- S-400 có thể xuất hiện ở Iran sớm nhất là năm 2025.