Vietnamdefence.com

 

Trung Quốc tăng chi phí quân sự để chuẩn bị chiến tranh với ai?

VietnamDefence - Trung Quốc sẽ tăng 10% chi phí quốc phòng trong năm 2015, phát ngôn viên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc Phó Oánh thông báo hôm 4/3/2015.


“Đối với một quốc gia lớn như Trung Quốc, cần có chi phí quân sự lớn để công luận cảm thấy mình an toàn”, bà Phó Oánh phát biểu ngay trước lễ khai mạc kỳ họp thứ ba quốc hội Trung Quốc.

Trung Quốc đã lên kế hoạc chi phí quốc phòng năm 2014 ở mức 802,2 tỷ tệ (hơn 130 tỷ USD), cao hơn 12,2% so với năm 2013. Còn nay, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ là 145 tỷ USD в год.

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao của công nghiệp quốc phòng như đóng tàu ngầm và chế tạo máy bay tàng hình, nên ngân sách quân sự thực tế cao hơn nhiều con số thông báo.

Chính sách tăng cường sức mạnh quân sự của Bắc Kinh khiến Tokyo rất lo lắng. Ngoài ra, người Nhật còn lo ngại khi tìm cách gây áp lực với các nhà lãnh đạo Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc đang mạo hiểm kích động sự xuất hiện của một liên minh quân sự giữa Moskva và Bắc Kinh, hay ít ra là thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này. Tờ báo Nhật The Diplomat ngày 2/3 đã viết thư vậy.

“Nếu như Washington tiếp tục đi xa hơn nữa liên quan đến giá dầu, Ukraine và mở rộng NATO, và nếu như Mỹ làm thay đổi quá lớn cán cân sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dương bất lợi cho Trung Quốc, thì Liên bang Nga và Trung Quốc có thể thực sự có những bước đi theo hướng một liên minh chính thức mặc dù là có thể không phải ở hình thức mà họ mong muốn”, The Diplomat nhận định.

Tất cả những điều đó nói lên một việc: năm 2015, tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ gia tăng căng thẳng, và sự việc có thể đi đến một cuộc chạy đua vũ trang khu vực và các cuộc xung đột quân sự cục bộ.

Từ góc độ này, điều khá thú vị là dự báo của công ty phân tích tình báo tư nhân Mỹ Stratfor nêu trong báo cáo “Thế giới trong thập kỷ tới”:

“Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ khai triển một trò chơi tay ba. Nga, một thế lực đang suy yếu, sẽ dần mất khả năng bảo vệ các lợi ích trên biển của mình. Trung Quốc và Nhật Bản sẽ quan tâm đến việc giành lấy chúng. Chúng tôi dự đoán, cùng với sự teo tóp của Nga, cuộc xung đột này sẽ trở thành trận đấu chính của khu vực, và sự thù địch Trung-Nhật sẽ gia tăng”, Stratfor dự báo.

Mối quan hệ tương hỗ trong tam giác Nga-Trung-Nhật sẽ ra sao, sự gia tăng căng thẳng dọc biên giới vùng Viễn Đông của Nga sẽ có những nguy cơ gì?

- Hiển nhiên là đối đấu Nhật-Trung sẽ chỉ có tăng, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov tin tưởng. - Đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các cường quốc Viễn Đông chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản để tranh giành khu vực ảnh hưởng, đỉnh cao kinh tế thống trị, khả năng tung sức mạnh quân sự trong khu vực. Cho đến nay, đấu thủ chủ yếu ở đây là Nhật Bản, nhưng hiện nay, Trung Quốc đang tiến lên hàng đầu.

Sự gia tăng căng thẳng khu vực được thể hiện ở sự gia tăng chi phí quân sự. Trước cả Trung Quốc, Nhật Bản đã thông qua ngân sách quân sự tài khóa mới (bắt đầu từ ngày 1/4) với con số kỷ lục - 4,98 ngàn tỷ yên (42 tỷ USD).

SP: Tokyo luận cứ các hành động của họ như thế nào?

- Nhật Bản từ lâu đã lưu hành thuyết mối đe dọa Trung Quốc. Nó nằm ở chỗ Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh, củng cố hải quân và tiến ngày một xa vào Thái Bình Dương. Tôi xin lưu ý: vào cuối năm 2013, Trung Quốc đã áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku và có những khu vực chồng lần lên ADIZ của Nhật.

Tôi cũng cho rằng, vào năm 2015, tranh chấp chủ quyền đối với Senkaku ở biển Hoa Đông sẽ leo thang nghiêm trọng. Nhật Bản coi các yêu sách của Trung Quốc là không có cơ sở, còn Trung Quốc thì cho rằng, Nhật Bản phải trả lại quần đảo cho họ. Senkaku quan trọng là vì từ đó có thể tính vùng đặc quyền kinh tế, trong đó tập trung cả các tài nguyên cá lẫn trữ lượng hydrocarbon.

Tất cả những bước đi đó đang dẫn tới việc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thực tế đang khai diễn một cuộc chạy đua vũ trang.

SP: Nước Mỹ đóng vai trò gì trong sự gia tăng căng thẳng này?

- Đáp trả sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh, Tokyo đang củng cố liên minh quân sự với Washington. Giữa Nhật và Mỹ đã ký văn kiện “Các phương hướng chính hợp tác quân sự” vốn không được xem xét lại từ năm 1997. Hồi đó, “các phương hướng chính” đã được xem xét lại trong bối cảnh kết thúc chiến tranh lạnh và biến mất mối đe dọa Xô-viết. Hiện nay, “các phương hướng” lại bị xem xét lại và lý do chính là mối đe dọa quân sự Trung Quốc.

Còn bản thân Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đang áp dụng chính sách hướng tới sử dụng đầy đủ hơn yếu tố quân sự trong chính sách đối ngoại. Chính sách này thể hiện khá rõ. Chẳng hạn, ông Abe cho rằng, Nhật Bản về nguyên tắc đến nay vẫn bị bó buộc bởi những hạn chế thời hậu chiến bị áp đặt sau khi Nhật thất trận trong Thế chiến II (cụ thể là hiến pháp hòa bình do Mỹ áp đặt). Theo ông Abe, nay đã đến lúc tự giải thoát khỏi những gò bó hậu chiến và biến Nhật thành một đất nước bình thường theo quan niệm của giới cầm quyền Nhật. Nói cách khác, thành một nước có một quân đội đích thực của riêng mình.

Ông Shinzo Abe đang thực thi nhất quán đường lối này. Ông đã trở thành thủ tướng từ năm 2006-2007 và hồi đó đã làm được việc là biến Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng. Nay ông đang muốn thực hiện bước tiếp theo.

(Tiếp)

 




Nguồn: SP, 4.3.2015.

Print Print E-mail Print