Vietnamdefence.com

 

Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ

VietnamDefence - Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ được công bố khá lặng lẽ đối với các nhà quan sát vào tháng 2/2015.

Văn kiện này cứ 3-5 năm được cập nhật một lần và trình bày đánh giá về các mối đe dọa chính đối với an ninh của Mỹ và các phương pháp bảo vệ các lợi ích quốc gia của họ ở nước ngoài. Mặc dù chiến lược không luôn luôn tiên liệu hành vi của Mỹ trong các cuộc xung đột và khủng hoảng, nhưng nó được người ta chú ý nghiên cứu để hiểu cách nhìn của Washington về cấu trúc các mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ trong những năm sắp tới.

Một số nước về lịch sử bị văn kiện này làm cho lo lắng, số khác sẵn sàng với sự chú ý sát sao của Mỹ. Ở Nga, người ta đã uôn nhìn nhận chiến lược của Mỹ như văn kiện hiểm độc vì cho rằng, các hành động của Washington trong bất cứ tình huống nào cũng sẽ là cơ hội, ích kỷ và đơn phương.

Sự khác biệt giữa Moskva và Washington là ở chỗ nước Nga lục địa cần hơn tính chắc chắn trong quan hệ với các nước láng giềng, trong khi Mỹ, một cường quốc hải dương, lại được cởi trói. Chính vì vậy, các văn kiện học thuyết của Nga về đường lối đối ngoại  được chi tiết hóa, có tính dài hạn và chi tiết, còn của Mỹ không luôn luôn rõ ràng, có tính ý thức hệ và cảm tính. Khác với Nga, Mỹ chấp nhận những thí nghiệm về đối ngoại và nhiều khi đặt ra cho mình những mục tiêu không thể đạt được kiểu như dân chủ hóa Cận Đông, nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố....

Chiến lược An ninh quốc gia mới của Mỹ tràn đầy sự lạc quan. Đặc biệt là trên nền các văn kiện u ám và lo lắng của năm 2002 và 2006. Chiến lược tập trung vào những khả năng, chứ không phải vào các rủi ro và không trù tính sự xuất hiện trong tương lai gần một nhiệm vụ quá sức đối với Mỹ trong bất kỳ lĩnh vực nào của cạnh tranh quốc tế. Nếu như các chiến lược trước đây của thế kỷ này xuất phát từ sự bất định cố hữu của các mối đe dọa quốc tế, trong văn kiện mới nêu ra 5 xu hướng toàn cầu then chốt, quyết định tương lai của thế giới. Cách đặt vấn đề đó nói lên mong muốn đặt ra mục tiêu dài hạn.

Một là, nêu lên sự thay đổi cán cân sức mạnh giữa các đại cường. Mỹ chú ý sát sao đến hoạt động của G20, cũng như các chiến lược riêng của Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.

Hai là, Washington ghi nhận sự mong manh và bất ổn gia tăng của các quốc gia châu Âu, châu Á và Cận Đông. Đặc biệt là các quốc gia, nơi chính quyền không hiệu quả, còn đòi hỏi của dân chúng thì ngày một tăng.

Ba là, nêu ra sự gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, công nghệ và chính trị của thế giới đương đại. Một mặt, điều đó gỡ bỏ những trở ngại trên con đường tăng trưởng kinh tế, mặt khác, làm cho các nước trở nên sơ hở, dễ bị tổn thương trước các mối đe xọa xuyên biên giới của chủ nghĩa khủng bố, các bệnh tật nguy hiểm, buôn lậu và tấn công mạng.

Bốn là, văn kiện ghi nhận với tư cách một đại xu hướng sự bất ổn ở Cận Đông gây ra bởi chiến tranh ở Iraq và các sự kiện của “mùa xuân Arab”. Trong tương lai gần, khu vực sẽ vẫn là nguồn gốc của các mối đe dọa, trong đó các mối đe dọa chủ yếu là chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, sự bất ổn, nội chiến và chiến tranh cục bộ.

Xu hướng cuối cùng được nêu ra là những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường năng lượng thế giới. Các khía cạnh mới của tình hình là sự dẫn đầu của Mỹ trong khai thác dầu và khí đốt, sự giảm bớt phụ thuộc của Mỹ vào các mỏ ở Cận Đông và phát triển năng lượng thay thế. Là người tiêu dùng tài nguyên năng lượng chủ yếu trên thế giới, Mỹ mưu toan tiếp tục ảnh hưởng của mình đối với việc hình thành giá cả. Được đề cập riêng là cả Nga ở châu Âu cũng theo đuổi chiến lược như vậy, mặc dù Moskva bị đổ lỗi một cách mơ hồ vì việc này.

 Những xu hướng nêu trên được nêu ra như lĩnh vực, nơi mà Mỹ chỉ có thể có ảnh hưởng gián tiếp. Mặc dù có vị thế dẫn đầu trên thế giới, nhưng ngay cả Washington cũng hạn chế về khả năng. Đối với chính sách đối ngoại Mỹ, đó là sự thú nhận đáng kinh ngạc, phù hợp với tình trạng thực tế hơn với các cách tiếp cận trước đó của Mỹ.

Đồng thời, Washington không nghi ngờ rằng, để duy trì vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới, họ cần tiếp tục dẫn dắt sau mình tập thể phương Tây. Để làm được điều đó mà không có trở ngại, chiến lược nhấn mạnh vào tính chất hòa bình của chính sách Mỹ và sự từ bỏ các cách làm thời George Bush con.

Trong tương lai gần, Mỹ không dự liệu có chiến tranh lớn với sự tham gia của họ cả ở Bắc Mỹ, châu Âu hay châu Á. Trong số các mối đe dọa an ninh chủ chốt đối với nước Mỹ, nêu ra việc tấn công lãnh thổ Mỹ và các hạ tầng trọng yếu của Mỹ, trong đó có INternet; mối đe dọa đối với tính mạng người Mỹ và đồng minh ở nước ngoài; khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự phổ biến vũ khí hủy diệt lớn.

Các ưu tiên khu vực của chiến lược Mỹ trong những năm tới không thay đổi: “xoay trục sang châu Á”, củng cố liên minh với Ấn Độ và xây dựng đối tác thương mại châu Á-Thái Bình Dương TPP. Triển vọng của TPP khá mờ ảo, nên điều đó được phản ánh trong chiế lược: nêu ra giả thiết hiệp định TPP sẽ không được ký trong những năm tới.

Văn kiện cũng mô tả chi tiết các ưu tiên của Mỹ ở Cận Đông. Mục tiêu chủ yếu của chính sách của Washington được tuyên xưng là tránh xa việc can thiệp quân sự trực tiếp vào công việc của khu vực trong khi dựa vào quân đội các nước đồng minh của Mỹ: Israel, Jordanie, các nước Vùng Vịnh. Những lời lẽ hòa hoãn được gửi đến Iran: nêu ra hy vọng đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. Mỹ lần đầu tiên chỉ ra tầm quan trọng của việc giải quyết sự đối kháng khu vực Sunnite-Shiite. Trước hết, điều đó từng bị khó khăn do sự ủng hộ nhất quán của Mỹ đối với nước thuộc khối Sunnite. Đấu tranh với tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Iraq và Syria, cũng như với Al Qaeda ở Yemen được coi là ưu tiên. Giải quyết các cuộc nội chiến ở Syria và Libya đang được xem như công việc nội bộ của họ, Mỹ không định tích cực giúp đỡ một bên nào.

Đáng chú ý là sự khác biệt trong cách tiếp cận của Washington đối với Trung Quốc và Nga. Trong văn kiện chào đón sự trỗi dậy hòa bình của một nước Trung Quốc “ổn định và có trách nhiệm”. Mỹ nói không muốn đối đầu với Bắc Kinh, nhưng sẵn sàng cho việc đó một khi Trung Quốc bước ra khỏi “ranh giới” của hệ thống an ninh đã thiết lập ở châu Á. Đồng thời, người ta cũng nói rằng, Mỹ sẽ tiến hành giám sát việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc để “loại trừ rủi ro không hiểu biết lẫn nhau và tính toán sai”.

Chính “sự tính toán sai” như thế đã trở thành cội rễ của các vấn đề trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng Mỹ không tìm cách loại trừ nguy cơ không hiểu nhau trong quan hệ với Nga. Văn kiện cho thấy, Washington hiểu rõ logic các hành động của Nga và đã chọn cách phản ứng tốt nhất. Điều đó chỉ ra rằng, Mỹ không thấy có cách nào khác ngoài gây áp lực với Moskva. Trong chiến lược, lần đầu tiên mô tả chi tiết logic trừng phạt quốc tế như một phương pháp cưỡng chế hiệu quả. Trong khi đó, Washington muốn loại trừ tình huống, trong đó Nga và Mỹ sẽ trở thành các địch thủ chiến lược trong thế kỷ XXI: trong văn bản miêu tả các con đường thoát khỏi khủng hoảng. Theo đó, Nga cần phải có những nhượng bộ. Đồng thời, nói rằng, Mỹ sẽ trợ giúp Ukraine, Moldova và Gruzia, nhưng chỉ đúng ở mức để không bị lôi cuốn vào xung đột quân sự trực tiếp với Moskva.

Điều đó trù tính việc từ chối đưa ra các cam kết an ninh đối với các nước đó. Nhìn chung, do không có các ý tưởng mới, sự đối kháng Nga-Mỹ sẽ kéo dài trong tương lai gần.

Cuối cùng, Mỹ nêu ưu tiên hình thành trật tự thế giới dựa trên trước hết các nguyên tắc của Hiến cương LHQ. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ bản thân Mỹ phải tuân thủ các quy tắc này, chứ không phải diễn dịch nó tùy thuộc vào bối cảnh. Cho đến nay, chính sách của Washington không đưa ra các ví dụ về sự quan tâm đến các vấn đề ổn định của các khu vực xa xôi hay không can thiệp vào vcông iệc nội bộ của các nước. Điều đó không cho phép đánh giá chính sách của Mỹ như một hành vi của một quốc gia lãnh đạo thế giới đích thực.

Tuy nhiên, Chiến lược An ninh quốc gia 2015 của Mỹ là văn kiện học thuyết chín muồi nhất của Mỹ trong 15 năm qua. Chính quyền Obama dã rút ra các bài học từ những sai lầm của những người tiền nhiệm và đã cố gắng không làm ra những sai lầm của mình, nhưng vô hiệu. Barack Obama đã rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, đẩy lùi Gruzia xuống hàng thứ yếu, hạn chế sự tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột ở Libya và tìm cớ để dính sâu vào cuộc xung đột Syria. Ngay cả ở Ukraine, Mỹ cũng hành xử phi thường cẩn trọng. Chính sách của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ hung hăng hơn nhiều nếu như Mỹ không có kinh nghiệm đau đớn từ các cuộc xung đột của 15 năm qua. Đây hiển nhiên là một công việc dựa trên kinh nghiệm những sai lầm.

Nguồn: Lenta, 10.3.2015.

Print Print E-mail Print