|
Binh sĩ quân đội Myanmar (ria) |
Tình hình căng thẳng đột biến tại khu vực Kokang, bang Shan, Myanamr, một khu tự trị của người Hán, có thể trở thành nguyên nhân xung đột quân sự với Trung Quốc. Hiện nay, tại đây đang diễn ra những trận đánh ác liệt giwaxa quân chính phủ và các đơn vị nổi loạn của Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA). Không quân Myanmar đã thực hiện nhiều đợt không kích vào lãnh thổ Trung Quốc, gần biên giới nước này.
Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Tổng thống Myanmar đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về việc máy bay chiến đấu Myanmar xâm phạm không phận Trung Quốc và ném bom vùng giáp biên cảu Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Thông tin Myanmar lên tiếng về các hành động của một số nhóm phiến quân từ lãnh thổ Trung Quốc. Giới chức Bắc kinh nổi giận với chuyện xảy ra và tỏ ý hy vọng duy trì quan hệ tốt đẹp với Myanmar. Cuộc gặp giữa các ngoại trưởng hai nước đã được tổ chức để bàn về vấn đề Kokang.
Theo báo chí Trung Quốc, ngày 8 và 13/3/2015, các máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar đã tấn công quân nổi dậy đang ẩn náu trên đất tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, gây một số thương vong cho thường dân nước này. Tại khu tự trị Kokang, Myanmar đã áp đặt tình trạng khẩn cấp 90 ngày, còn chính quyền được giao cho quân đội.
Trung Quốc tuyên bố áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn xâm phạm không phận của mình. Theo dư luận dân chúng địa phương, tại các vùng giáp biên các lực lượng quân đội được tăng cường, các phương tiện phòng không, trực thăng và xe thiết giáp đang được điều đến. Tại đây đã triển khai các trạm radar trinh sát và quan sát cơ động, các sở chỉ huy phòng không.
Lịch sửCuộc nội chiến ở Myanmar giữa chính phủ và phe đối lập cộng sản diễn ra
từ năm 1948. Một trong những nguyên nhân là ý đồ kiểm soát việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm thuốc phiện. Chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt vào
năm 2012 nhờ chính sách tự do hóa kinh tế, chính phủ có các nguồn thu
lớn từ khí đốt và công tác thực hiện với các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Tuy
vậy, thỉnh thoảng tình hình lại căng thẳng và giao chiến lại tái tục.
Gần đây, quân đội Myanmar mở các chiến dịch chống các tay súng sắc tộc ở
vùng Kokang, giáp giới Trung Quốc. Theo các diện của quân đội giải
phóng của sắc tộc thiểu số Palaung, hiện nay họ đang chiến đấu chống lại
anh túc, thành phần chính của heroin.
Đến năm 2003, Myanmar đứng đầu thế giới về sản lượng thuốc phiện. Sau vài năm suy giảm, hiện nay, nhu cầu của khu vực và địa phương đối với anh túc lại nổi lên. Năm 2013, tại Myanmar sản xuất ra 870 tấn thuốc phiện, cao hơn 26% chỉ số năm 2012 và là cao nhất trong thập niên gần đây. Ở một số điểm dân cư của bang Shan trên biên giới với Trung Quốc, một nửa dân cư, kể cả trẻ em 13 tuổi, bị nghiện ma túy.
Các trận đánh giữa quân chính phủ và các nhóm nổi loạn tái tục sau khi quân nổi dậy bắt làm tù binh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và 3 cảnh sát. Ông bộ trưởng đã được thả, nhưng các cảnh sát vẫn bị giữ làm con tin. Lực lượng nổi dậy MNDAА xuất thân từ đảng Cộng sản Miến Điện vốn được Trung Quốc ủng hộ nhiều năm.
Quan hệ Myanmar-Trung Quốc
Quan hệ song phương không hề bình thường, êm ả. Chính quyền Myanmar nghi ngờ Trung Quốc ủng hộ các phần tử nổi loạn thân Trung Quốc ở khu vực biên giới hai nước, còn Bắc Kinh thì phủ nhận điều đó. Chiến sự tái diễn vào tháng 2/2015 đã cướp đi mạng sống của gần 130 người của cả hai phía. Ban lãnh đạo Myanmar yêu cầu Trung Quốc hợp tác với chính quyền trung ương để cảnh báo các sự cố quân sự.
Khả năng xảy ra chiến tranh
Tình hình ở các vùng của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc nơi có đa số dân cư là người gốc Hoa hiện nay cực kỳ mơ hồ. Cực kỳ khó có thể khẳng định về khả năng chiến tranh lớn giữa Myanmar và Trung Quốc. Nhưng một khi nổ ra, nó sẽ làm nổ tung toàn bộ hình hình ở Đông Nam Á.
Với tất cả sức mạnh của mình, quân đội Trung Quốc cũng sẽ không thể giành thắng lợi chớp nhoáng. Hiện nay, quân đội chính phủ Myanmar vốn chiến đấu liên tục hơn 60 năm qua, cho đến những năm 2000, cùng với quân đội Việt Nam, là một trong những quân đội mạnh nhất khu vực.