|
Hai tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya và INS Viraat
|
Quân đội Trung Quốc đã xác nhận việc đang đóng tàu sân bay thứ hai. Đây không phải là bí mật, nhưng tuyên bố chính thức này được đưa ra sau khi có tin Ấn Độ sắp đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai và chuẩn bị đóng tàu sân bay thứ ba có thể sử dụng động lực hạt nhân. Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến hành cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự, trong đó người Trung Quốc hiện đang thua.
|
và mô hình tàu sân bay Trung Quốc. “Khoảng cách giữa khả năng của người Trung Quốc sản xuất sao chép ít ra là hình dáng với khả năng thiết kế một cái gì hoàn toàn mới là rõ ràng kể cả trong chương trình tàu sân bay”
|
Đó chính là nói đến phó chính ủy hải quân Trung Quốc, chuẩn đô đốc Ding Haichun và trả lời phỏng vấn của ông đối với tờ báo Hong Kong Commercial Daily xuất bản ở Hongkong. Tuy nhiên, trước đó, vào tháng 4/2013, chuẩn đô đốc Son Hue đã tiết lộ với Tân Hoa xã: “Trung Quốc cần phải có hơn 1 tàu sân bay. Tàu sân bay tiếp theo sẽ lớn hơn về kích thước và sẽ mang được nhiều máy bay hơn”.
Yếu kém về tàu sân bayHiện tại, trong biên chế hải quân Trung Quốc chỉ có 1 tàu sân bay là tàu Liêu Ninh, vốn là tàu sân bay cũ Varyag của Liên Xô lớp Projekt 11436 (cùng lớp với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga hiện nay) được đóng hoàn thiện. Được mua lại của Ukraine để lấy sắt vụn, tàu sân bay Varyag vào năm 2005 đã được kéo về đến xưởng đóng tàu Đại Liên. Năm 2008, tàu đã được đưa sang ụ tàu khác, nơi mà theo nhiều nguồn tin, tàu đã được lắp đặt các động cơ và thiết bị nặng. Ví dụ, tàu đã được lắp các radar mới (dự đoán là do Trung Quốc sản xuất), các hệ thống vũ khí, cải tạo lại phần thượng tầng và bịt lại các ống phóng tên lửa chống hạm Granit.
Liêu Ninh được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc vào ngày 24/9/2012, nhưng cho đến nay vẫn chưa có máy bay nào hạ cánh lên boong tàu này. Các chuyến bay của tiêm kích trên hạm J-15 (sao chép trái phép Su-33) chỉ bắt đầu vào cuối tháng 11/2012. Tính đến kỳ sửa chữa định kỳ vào giữa năm 2014, tàu này đã thực hiện vài lần ra khơi, trong đó có kiểm tra các hệ thống trên tàu và thực hiện các chuyến bay của J-15 (Liêu Ninh có thể tiếp nhận đến 24 chiếc J-15) và 6 trực thăng chống ngầm Z-8 (do Trung Quốc phát triển dựa trên trực thăng Super Puma của Pháp). Theo một số nguồn tin, trên tàu còn bố trí các trực thăng cảnh báo sớm Kа-31 mà dự kiến sẽ được thay thế bằng các trực thăng nội địa Z-8J. Còn theo các nguồn tin khác, phi đoàn trên tàu sân bay Liêu Ninh còn gồm 2 trực thăng tìm cứu Z-9 (biến thể sản xuất theo giấy phép của trực thăng Pháp Eurocopter AS365 Dauphin).
Các nhà quan sát cho rằng, về các tham số chính, tàu Liêu Ninh hoàn toàn tuwowg đương các tàu lớp Projekt 1143 của Liên Xô, ngoại trừ các vũ khí phòng thủ bị công khai thừa nhận là yếu, không đủ để tự vệ mặc dù kích thước và lượng giãn nước của tàu cho phép triển khai trên tàu hệ thống vũ khí mạnh hơn mà không ảnh hưởng đến khả năng chở máy bay. Vũ khí phòng thủ của Liêu Ninh gồm 3 pháo phòng không 11 nòng Type 1130 có tính năng gần tương tự hệ thống Goalkeeper của Hà Lan; xét về các tiêu chỉ hiện đại, các pháo này chẳng có gì nổi bật ngoài tốc độ bắn cao.
|
Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, ngày 23/11/2012 (news.xinhuanet.com)
|
Vũ khí tên lửa gồm 3 bệ phóng x 18 tên lửa HQ-10 của hệ thống phòng không hạm tàu tầm gần FL-3000N. Các tên lửa TY-90 của hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay, trong đó có tên lửa chống hạm ở cự ly từ 0,3-6 km và độ cao từ 15-6.000 m. Hệ thống này tương tự hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ, nhưng thua kém về tầm đánh chặn. Liên quan đến phần thấy được của hệ thống chống ngầm thì nó gồm 3 thiết bị phóng bom x 12 nòng có thiết kế độc đáo, chưa từng gặp trước đây.
Trong khi vũ khí trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga gồm: 6 ụ pháo phòng không 30 mm 6 nòng АK-630, 24 module phóng thẳng đứng x 8 tên lửa của hệ thống phòng hông tầm gần Kinzhal (tương tự hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Tor, cơ số đạn nạp là 192 tên lửa) và 4 bệ phóng kép của hệ thống tên lửa/pháo phòng không Kortik với 2 pháo tự động 30 mm 6 nòng 6K30GSh và 1 bệ phóng kép với hệ thống cất giữ và nạp đạn chứa 32 tên lửa 9M311K (3М87) với tầm bắn 8 km và độ cao tác xạ 3,5 km. Cơ số đạn tối đa là 254 tên lửa.
Biên chế vũ khí như thế của Liêu Ninh cho phép ta đoán rằng, hiện nay nó không được xem là một đơn vị tàu chiến đấu đầy đủ mà là một mẫu thử nghiệm để kiểm tra các hệ thống cụ thể của tàu sân bay và tập luyện phi công. Đáng chú ý là tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ cùng lớp với tàu sân bay Kuznetsov hiện chỉ được trang bị các hệ thống phòng không tầm gần, nhưng đến năm 2017, dự kiến sẽ được lắp hệ thống tên lửa phòng không Israel Barak-8 có tầm bắn đến 70 km. Tàu Liêu Ninh có thể lắp hệ thống tương tự là Shtil có tính năng tương tự và là biến thể lắp trên tàu của hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Buk. Tuy nhiên, khi được trang bị tiêm kích trên hạm, kể cả ở hình thức hiện nay, Liêu Ninh có thể có ích không chỉ ở vai trò phòng không cho binh đoàn tàu mà còn như phương tiện cô lập không phận trên khu vực tác chiến, nhất là khi đổ bộ lên đảo trong khi các đảo tranh chấp chính là hướng bành trướng quan trọng nhất của Trung Quốc.
Ưu tiên máy phóng máy bay
Điều đầu tiên mà người Trung Quốc không khoái là trên tàu Liêu Ninh không có máy phóng máy bay. Thiết bị này không chỉ cho phép máy bay cất cánh từ boong tàu sân bay với tải trọng lớn hơn nhiều so với cất cánh nhờ cầu bật, mà còn rút ngắn quá trình xuất phát, cho phép đưa lên không nhiều máy bay hơn trong một đơn vị thời gian. Hơn nữa, nó cho phép triển khai trên tàu sân bay các máy bay chỉ huy/báo động sớm hạng nặng và máy bay tiếp cận như E-2 Hawkeye và C-2 Greyhound của Mỹ. Từ tháng 8/2013, chuyên gia quân sự Trung Quốc, đại tá Du Wenlong, khi đánh giá diện mạo tàu sân bay tương lai, đã nói rằng, tàu sân bay mới sẽ được trang bị máy phóng máy bay, nhưng cần phải lựa chọn loại nào, loại hơi nước hay điện từ. Chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie khi đó từ chối nói rõ chủng loại máy phóng, nhưng cam đoan, trên tàu sân bay nhất định sẽ có máy phóng máy bay. “Điều đó phụ thuộc vào trình độ công nghệ của chúng tôi. Nếu như chúng tôi phát triển được máy phóng hơi nước tốt thì sẽ là loại hơi nước, nhưng nếu như chúng tôi có tiến bộ lớn trong phát triển máy phóng điện tử thì sẽ chỉ cần một bước để chuyển sang nó”, Tân Hoa xã dẫn lời ông ta.
|
Tàu sân bay CV16 Liêu Ninh, trên boong tàu, thủy thủ đoàn xếp hàng thành chữ có nghĩa "Giấc mơ Trung Hoa - một quân đội mạnh" (militaryphotos.net)
|
Cũng trong khoảng thời gian đó, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun tuyên bố rằng, hải quân Trung Quốc trong tương lai sẽ cần nhiều tàu sân bay hơn là một chiếc Liêu Ninh duy nhất”. Nhà nước sẽ xem xét một cách tổng thể vấn đề mua các tàu sân bay mới theo yêu cầu của an ninh quốc gia, ông ta nói thêm.
Đa số chuyên gia cũng cho rằng, tàu sân bay tương lai của Trung Quốc là sự phát triển từ thiết kế Liên Xô, nhưng có thêm máy phóng máy bay và lượng giãn nước lớn hơn ở mức khoảng 70.000 tấn so với 59.000-61.000 tấn ở các tàu sân bay hiện nay vốn có thể liệt vào hàng con cháu của thiết kế Liên Xô Projekt 11436 (Kuznetsov, Vikramaditya và Liêu Ninh). Kích thước tàu sân bay sẽ tăng khoảng 5%, tàu sẽ có thể tiếp nhận gần 70 máy bay các loại, căn cứ vào con tính 1.000 tấn lượng giãn nước cho 1 máy bay. Vấn đề động cơ cũng vẫn còn để ngỏ. “Hạng cân” của tàu sân bay mới cho phép trang bị cho nó cả phương án turbine nồi hơi và phương án hạt nhân, nhưng người ta cho rằng, tất cả các ưu điểm của động cơ hạt nhân dành cho tàu chiến sẽ được bộc lộ ở lượng giãn nước tối đa 75.000 tấn. Mặt khác, các máy phóng điện từ cần hàng megawatt điện để hoạt động là thứ có được rẻ hơn nhờ lò phản ứng hạt nhân hơn là các nồi hơi đốt dầu, điều cũng làm cho động cơ hạt nhân phù hợp cả ở các tàu nhỏ hơn.
Nhưng theo lời các chuyên gia Trung Quốc thì các tàu sân bay lớp 001А (theo cách gọi của phương Tây), chắc chắn sẽ dùng động cơ turbine nồi hơi, và chỉ tàu sân bay tiếp theo của lớp này là có khả năng được trang bị động cơ hạt nhân. Tuy nhiên các kế hoạch này vẫn còn có thể thay đổi.
Chạy đua tàu chiến mặt nước
Rõ ràng là lễ khởi đóng tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu Đại Liên đã diễn ra vào năm 2013. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình địa phương, ông Wang Min, quan chức đảng cao cấp ở tỉnh Liêu Ninh, nói rằng, việc đóng tàu sân bay này sẽ kéo dài 6 năm. Báo chí Hongkong đã phát hiện và công bố thông tin này, sau đó dự án tàu sân bay thứ hai đã hoàn toàn trở thành bí mật mà ai cũng biết. Điều đó cũng phù hợp với truyền thống của Trung Quốc đối với các dự án nghiên cứu “siêu mật”, chẳng hạn như ngày và giờ chuyến bay đầu tiên của một tiêm kích mới được “thầm lén” thông báo cho những người theo dõi sở tại, rồi bố trí những chiếc bàn trà nhỏ cho họ bên hàng rào sân bay.
Vậy thì tuyên bố mới đây được ra với mục đích gì? Chắc chắn đó là vì trước đó một chút (ngày 23/2), báo chí Ấn Độ đưa tin về kế hoạch đẩy nhanh đóng hoàn thiện và đưa vào sử dụng tàu sân bay thứ ba INS Vishal. Sau khi tàu sân bay cũ nhất của Ấn Độ INS Viraat (tàu sân bay hạng nhẹ lớp Majestic do Anh đóng) sẽ bị loại bỏ vào năm 2016, tàu sân bay duy nhất còn lại trong hạm đội Ấn Độ trong một thời gian sẽ là INS Vikramaditya - tàu này vẫn còn chưa được trang bị đầy đủ và làm chủ hoàn toàn, nhưng đã hoàn thành chu trình thử nghiệm đầy đủ. Tàu thứ hai (hoàn toàn do Ấn Độ đóng) là INS Vikrant sẽ được đưa vào biên chế sớm nhất vào năm 2018, nhưng sẽ cần ít nhất từ 8-12 tháng để đạt đến khả năng chiến đấu.
Cả hai tàu sân bay này được trang bị cầu bật cất cánh và có khả năng tiếp hận các tiêm kích trên hạm đa năng MiG-29K, và sau này là cả biến thể trên hạm của tiêm kích hạng nhẹ nội địa HAL Tejas Navy (mẫu đầu tiên trong 2 mẫu thử nghiệm của máy bay này đã thực hiện chuyến bay thử vào ngày 7/2/). Theo phân loại của Ấn Độ, các tàu này được liệt vào lớp “tàu sân bay phòng không”.
Tàu INS Vishal mà Ấn Độ dự tính đóng xong tàu này trong 10-12 năm với tiến độ cấp tốc là câu chuyện khác. Đây sẽ là tàu sân bay thật sự với 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước. Theo các nguồn tin Ấn Độ, sắp tới, sẽ giải quyết được vấn đề về hệ thống động lực của tàu. Đa số chuyên gia cho rằng, tàu Vishal sẽ được trang bị hệ thống động lực hạt nhân, cho phép tàu trong vòng một ngày đêm với tốc độ tối đa 25 hải lý/h vượt qua quãng đường đến 600 hải lý. Khi bố trì tàu ở các cảng phía đông, các tính năng này sẽ cho phép phản ứng linh hoạt đối với bất kỳ sự đe dọa nào từ phía hải quân Trung Quốc.
Xem xét những yếu tố kể trên, có thể đưa ra kết luận rằng, tại khu vực Nam Á đã bắt đầu cuộc chạy đua vũ khí hải quân khu vực.
|
J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh, ngày 23/11/2012 (news.xinhuanet.com) |
Cần nhớ rằng, theo một thói quen lịch sử Trung Quốc (mà sự tồn tại của nó không được quảng bá ở bên ngoài, nhưng được tán thành ở trong nước), hiện tồn tại cái gọi là danh sách các lãnh thổ bị mất. Nằm trong số đó là các vùng đấy mà các hoàng đế triều Thanh từng chiếm giữ hay tuyên bố quyền thống trị. Tron đó có cả bang Arunachal Pradesh (tuy nó nằm xa biển), cả Myanmar, nơi ảnh hưởng của Trung Quốc thường mạnh, cả Singapore và Malaysia. Những “thói quen” đó không thể không làm New Delhi lo lắng bất chấp sự hiện hữu của thỏa thuận đối tác chiến lược giữa hai nước được ký ở cấp cao nhất vào năm 2005.
Phải thừa nhận, Ấn Độ hiện đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang khu vực này. Quả thực, hiện nay, trong biên chế hải quân của họ có một tàu sân bay hoàn thiện với tất cả các hệ thống làm việc. Đến khi tàu sân bay thứ hai bước vào hoạt động, Ấn Độ sẽ nhận được toàn bộ 45 tiêm kích MiG-29K thế hệ 4++ đã được thử nghiệm và tin cậy đặt mua của Nga.
Cũng không nên quên rằng, Ấn Độ hiện có 12 tiêm kích trên hạm cất/hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier Mk.51 do Anh sản xuất. Thiết bị điện tử của chúng đã được hiện đại hóa vào năm 2006 với sự hỗ trợ của các công ty Israel, còn sau khi được đại tu tại hãng Hindustan Aeronautics Limited, dự trữ làm việc của khung thân và động cơ máy bay sẽ được tăng hạn thêm 12-15 năm. Được trang bị các tên lửa chống hạm tối tân Sea Eagle và tên lửa đối không Matra kết hợp với radar Israel, các máy bay này sẽ rất hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong một thời gian dài nữa.
Trong tương lai, họ cũng có các máy bay đa nhiệm khá thành công là Tejas tương đương về phân lớp và tính năng của tiêm kích Trung Quốc J-10. Còn để trang bị cho tàu sân bay “cỡ lớn” INS Vishal, Ấn Độ hoàn toàn có thể mua bất kỳ loại máy bay nào của Nga hay phương Tây, từ biến thể trên hạm của tiêm kích thế hệ 5 Т-50 đến F-35 xuất khẩu; khác với Bắc Kinh, trong việc mua sắm máy bay hiện đại, Ne Delhi không gặp khó khăn gì. Điền đầy bức tranh sự dẫn đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực tàu sân bay là thương vụ đã được chấp thuận, nhưng chưa được tiến hành mua các máy bay chỉ huy và chỉ thị mục tiêu E-2C Hawkeye của Mỹ, loại máy bay mà Trung Quốc còn chưa chế tạo được loại tương đương.
Từ phía Trung Quốc, bức tranh không lấy gì làm vui lắm. Có lẽ, quyết định lựa chọn chủng loại động cơ cho các tàu sân bay Trung Quốc tương lai sẽ phụ thuộc vào quyết định của phía Ấn Độ đối với tàu INS Vishal. Các đô đốc Trung Quốc không muốn mất mặt trước địch thủ (mặt khác, quyết định đẩy ra biển cái thân tàu rỗng tuếch của tàu sân bay cũ Varyag có lẽ cũng bị kích động bởi các thành công của Ấn Độ).
Khả năng của công nghiệp Trung Quốc sản xuất gần như mọi thứ thì từ lâu ai cũng biết. Nhưng giống như Nhật Bản một thời, Trung Quốc đang đi theo con đường sao chép các mẫu sản phẩm thành công. Khoảng cách giữa khả năng của người Trung Quốc sản xuất sao chép ít ra
là hình dáng với khả năng thiết kế một cái gì hoàn toàn mới là rõ ràng
kể cả trong chương trình tàu sân bay.
Bắc Kinh thường đàm phán mua của Nga một lô tiêm kích trên hạm Su-33 giống như các máy bay đang được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Ban đầu, có tin số lượng mua bán đàm phán là 30 máy bay vì sản xuất ít hơn sẽ lỗ. Nhưng dần dần, phía Trung Quốc nói chỉ muốn mua 2 máy bay. Vào thời điểm đó cũng bùng lên vụ bê bối với việc sản xuất tiêm kích J-11B - bản sao chép trái phép máy bay Su-27SK mà Trung Quốc đã lắp ráp từ các bộ linh kiện cho Nga cung cấp. Chiếc J-11 đầu tiên được lắp ráp vào tháng 12/1998, nhưng việc sản xuất loạt cho đến năm 2000 vẫn chưa bắt đầu do lý do kỹ thuật. Đến năm 2003, Trung Quốc được Nga chuyển giao 95 bộ linh kiện Su-27SK, nhưng họ từ chối nhận 105 bộ linh kiện còn lại ngay khi công nghiệp Trung Quốc làm chủ khả năng sản xuất các bộ phận chính bằng cách thức “thiết kế ngược”. Hiểu rằng, người Trung Quốc lại âm mưu đánh cắp công nghệ Su-33, các nhà sản xuất Nga đã quyết định không bán máy bay này cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn giữ được một mẫu chế thử thứ ba còn bay được của Su-33 là Т-10K-3 và năm 2001, Ukraine đã bán tống bán tháo máy bay này cùng với tài liệu thiết kế cho Trung Quốc. Kết quả là Trung Quốc chế tạo được tiêm kích trên hạm J-15 và cho thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối tháng 8/2009. Ngày 25/11/2013, một cặp J-15 đã hạ cánh bằng móc hãm đà lên boong tàu sân bay Liêu Ninh, còn trong tháng 12/2013, báo chí Trung Quốc đưa tin về việc bắt đầu sản xuất loạt tiêm kích trên hạm.
Xem ra việc sản xuất loại máy bay bề ngoài gần như giống hệt Su-33 ở Trung Quốc diễn ra không thuận lợi: tính đến đầu năm 2015, họ xuất xưởng không quá 15 máy bay, kể cả các mẫu chế thử. Và chắc chắn, trở ngại chính là động cơ. Ta biết rằng, động cơ WS-10 do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở động cơ Mỹ CFM56 (một số lượng lớn các động cơ này đang được sử dụng trên máy bay dân dụng), và mặc dù có lực đẩy mạnh hơn 1 tấn so với động cơ Nga AL-31F, nhưng lại có dự trữ làm việc danh định chỉ vẻn vẹn 200 giờ (theo nguồn khác là 300 giờ), tức là thấp hơn 5 lần động cơ Nga. Nếu đối với một máy bay “đất liền” thì chỉ số tuổi thọ này có thể tạm chấp nhận thì đối với một máy bay trên hạm lại là hoàn toàn không thể chấp nhận. Để triển khai đầy đủ sản xuất J-15, cần hoặc là giải quyết vấn đề tuổi thọ động cơ hoặc là mua động cơ Nga. Theo các nhà phân tích phương Tây, chính động cơ Nga AL-31F hiện đang có mặt trên tất cả các máy bay J-15 sản xuất loạt.
Cũng vấn đề động cơ đang đóng cửa đến tàu sân bay đối với tiêm kích đa nhiệm J-10, kể cả biến thể 1 động cơ hiện nay (vốn rất không thích hợp đối với máy bay bay biển), lẫn biến thể 2 động cơ đang thiết kế vì động cơ nội địa WS-13 cũng có tuổi thọ ngắn. Lối thoát duy nhất hiện nay là trang bị cho tiêm kích trên hạm J-10 các động cơ Nga RD-33 hay RD-93, điều mà người Trung Quốc khó lòng chấp nhận.
Như vậy, cần thừa nhận rằng, tham vọng của các đô đốc Trung Quốc là hơi sớm. Tuy nhiên, tháng 10/2014, tờ Nam Phương nhật báo đã đăng bình luận của đại tá Xu Yong Lin (trước đây là phi công thử nghiệm chính của chương trình tiêm kích J-10) liên quan đến chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc.
Ông Xu thừa nhận rằng, ngành chế tạo động cơ vẫn là điểm yếu của công nghiệp hàng không Trung Quốc, nhưng với dự án J-31, đã thấy có sự tiến bộ trong lĩnh vực này. “Hiện nay, các nhược điểm này đang được khắc phục và rất nhanh có thể có tin tốt”, ông ta nói với sự tin tưởng rằng, trong tương lai J-31 cũng như các loại máy bay chiến đấu chủ lực của Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ nội địa, chấm dứt sự phụ thuộc vào động cơ nhập khẩu.
Ông Xu cũng nhấn mạnh rằng, các máy bay chế tạo theo công nghệ tàng hình là tương lai đối với không quân trên hạm của tất cả các nước. Tuy nhiên, khả năng thay thế hoàn tòa các máy bay thế hệ 4 bằng thế hệ 5 là không lớn, trong tương lai các thế hệ này sẽ kết hợp với nhau. “Khả năng xuất hiên J-31 trên hạm tàu là rất lớn, nhưng hiện tại, tôi chưa thấy thông tin nào về việc cải tiến máy bay theo các công nghệ cần để triển khai máy bay trên tàu sân bay, bởi vậy, tôi hy vọng rằng, sự xuất hiện của J-31 trên hạm sẽ diễn ra sau khi biến thể cơ sở bắt đầu được trang bị cho quân đội”, ông Xu kết luận.
Điều duy nhất mà hải quân Trung Quốc có thể hy vọng là giải quyết được khó khăn về động cơ trước khi các tàu sân bay do Trung Quốc đóng bắt đầu được đưa vào biên chế. Còn hiện thời, họ chỉ còn cách nghiên cứu các công nghệ và tích lũy kinh nghiệm trên tàu sân bay “đồ chơi” Liêu Ninh”. Cho đến lúc đó, Ấn Độ vẫn là chủ nhân ông của các vùng biển, ít là là các vùng biển phía nam.