>> Phòng thủ chống tấn công đường không-vũ trụ (1)
Buk-M2/M3 - vũ khí lý tưởng chống tên lửa hành trình
Việc so sánh khả năng của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 và hệ thống tên lửa phòng không họ S-300P trong đối phó với tên lửa hành trình là cần thiết vì chỉ có các phương tiện này có các khí tài chuyên dụng cho phép đưa lên độ cao khá lớn (20-30 m) các thiết bị anten của hệ thống radar điều khiển bắn để mở rộng tầm nhìn thẳng và qua đó tăng giới hạn xa của vùng sát thương tên lửa hành trìnhbay ở độ cao cực nhỏ.
|
Buk-M2E |
|
Buk-M2E |
Xét về cự ly tiêu diệt tối đa các tên lửa hành trình thì khả năng của hai hệ thống là tương đương (Buk-M2 chỉ thua kém S-300PM2 vẻn vẹn có 6% về tầm sát thương). Tuy nhiên, thời gian triển khai các cột để nâng các hệ thống anten lên cao ở S-300PM2 dài hơn gần 20 lần, còn giá cả của khí tài này lại đắt hơn 7,8 lần so với các thiết bị nâng-quay kiểu ống lồng của Buk-M2. Ngoài ra, các cột anten biên chế cho S-300PM2 được sản xuất loạt và cung cấp từ nước ngoài (thành phố Kramatorsk, Ukraine), còn các thiết bị nâng-quay kiểu ống lồng của Buk-M2 thì đang sản xuất ở Nga.
Hệ thống Buk-M2 còn cho phép tác chiến hiệu quả chống tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật và có xác suất cao tiêu diệt các mục tiêu này cũng là nhờ áp dụng chế độ nhận dạng chủng loại mục tiêu và có đầu đạn thích ứng trang bị cho tên lửa phòng không có điều khiển. Trong quá trình nghiên cứu, các lần bắn chiến đấu thử nghiệm đã được tiến hành không chỉ vào các bia mô phỏng các tên lửa đường đạn nói trên, mà cả vào các đạn phản lực khá nhỏ của hệ thống rocket phóng loạt Smerch.
|
Buk-M3 |
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến Buk-M3 đã được nhận vào trang bị còn có các tính năng cao hơn nữa. Ở Nga và trên thế giới không có các hệ thống tương tự như Buk-M2 và Buk-M3. Hệ thống tên lửa phòng không còn chưa qua thử nghiệm S-350 khi tác chiến với mục tiêu kể trên, phân tích cho thấy, sẽ có khả năng chiến đấ thấp hơn do đặc điểm các giải pháp kỹ thuật mà nó ứng dụng.
|
Buk-M3 |
Việc sử dụng trong hệ thống bảo vệ các mục tiêu trọng yếu các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PM2 Favorit và S-400 Triumf cũng không có triển vọng và không xác đáng vì các hệ thống này rất đắt tiền, nhiều tính năng không quan trọng là thừa để hóa giải PGS và kết quả là thua kém đáng kể các hệ thống bảo vệ sử dụng Бук-М2/М3 xét về tiêu chí chi phí/hiệu quả.
Do đó, cần coi hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 là phương tiện cơ bản để xây dựng các hệ thống bảo vệ mục tiêu (khu vực) trọng yếu hiệu quả cao và nên xem xét mở rộng sản xuất loạt Buk-M2 và trang bị hệ thống này cho cả Bộ đội Phòng không Lục quân Nga (Buk-M2), lẫn Bộ đội Phòng không-vũ trụ (Buk-М2-1). Sắp tới, các chức năng này sẽ do các biến thể của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 đảm nhiệm. Trong tương lai, hệ thống này cần được giao thêm chức năng tác chiến chống các tên lửa liệng và các phương tiện siêu vượt âm khác.
Khả năng sống còn của các hệ thống bảo vệ đặc biệtHệ thống bảo vệ các mục tiêu (khu vực) trọng yếu phải không chỉ có hiệu quả cao mà còn phải có khả năng sống còn cao trong chiến đấu khi chịu tác động của các vũ khí tấn công chuyên dùng để tiêu diệt nó trong giai đoạn đầu chiến sự (ví dụ của thê đội chế áp các phương tiện phòng không kiểu như Wild Weasel). Việc duy trì khả năng chiến đấu (khả năng sống còn) phải bảo đảm cho hệ thống bảo vệ có khả năng ngăn chặn hiệu quả các đòn tấn công chính tiếp theo của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ và vũ khí chính xác cao vào mục tiêu được bảo vệ. Chiến tranh ở Nam Tư đã cho thấy rõ điều đó.
Các nghiên cứu và thí nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, không thể đạt được các chỉ số sống còn cao cho một cụm phòng không đơn nhất và hiệu quả của nó. Việc thành lập các cụm hỗn hợp theo cách hiểu truyền thống, khi mà các phương tiện phòng không khác nhau được sử dụng từ các trận địa (khu vực trận địa) khác nhau và mỗi phương tiện được điều khiển từ sở chỉ huy của mình cũng không giải quyết được triệt để vấn đề.
Việc giải quyết vấn đề khả năng sống còn của các phương tiện phòng không và các hệ thống phòng thủ sử dụng các phương tiện đó đã được tìm thấy bằng cách sử dụng chung các phương tiện này theo cách thức phối hợp nhất định, có nghĩa là tạo ra các phương tiện (module) trinh sát-hỏa lực hỗn hợp (nhiều chủng loại) trên cơ sở các hệ thống/tổ hợp tên lửa phòng không cùng chủng loại.
Các module phòng không hỗn hợp, đa chủng loại cho phép gia tăng nhiều lần khả năng sống còn trước các đòn tấn công của tên lửa chống radar và vũ khí chính xác cao, duy trì khả năng của hệ thống bảo vệ phòng thủ chắc chắn mục tiêu cần bảo vệ trước các cuộc tấn công chính tiếp theo của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ và nói chung là nâng cao hiệu quả tiêu diệt chúng trong các cuộc tập kích thông thường (như các chiến dịch không kích Iraq, Nam Tư, Libya) đến mức 0,9 và cao hơn.
Dĩ nhiên là các phương tiện phòng không nằm trong biên chế một hệ thống phòng thủ đa chủng loại phải hoạt động trong cùng một không gian thông tin-chỉ huy thống nhất, trong thành phần các cụm trinh sát-hỏa lực phòng không tự động hóa do chính chúng tạo ra và được điều khiển từ một sở chỉ huy thống nhất.
>> Phòng thủ chống tấn công đường không-vũ trụ (1)