Vietnamdefence.com

 

Phòng thủ chống tấn công đường không-vũ trụ (1)

VietnamDefence - Trong các cuộc chiến tranh thế hệ mới, vai trò của vũ khí chính xác cao và các phương tiện đối phó với chúng đang tăng mạnh.

Tên lửa siêu vượt âm - vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ

Tiến bộ KHKT và công nghệ trong những thập niên gần đây đã đẩy nhanh mạnh mẽ việc hoàn thiện và mở rộng chủng loại phương tiện tiến công đường không-vũ trụ, cũng như khuyến khích tìm tòi những hình thức và phương pháp mới sử dụng chúng trong tác chiến.

“Đòn tấn công nhanh toàn cầu” - khái niệm gây bất ổn

Các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại do Nga sản xuất luôn thu hút sự chú ý của giới quân sự, chuyên gia tại các triển lãm và được tiêu thụ mạnh tại hàng chục nước
“Những thành công” đạt được trong cuộc xâm lược chống Nam Tư, trong đó có hiệu quả sử dụng vũ khí chính xác cao và các hệ thống trinh sát-tiến công đã trở thành yếu tố thúc đẩy Mỹ đưa ra sau đó khái niệm “Đòn tấn công nhanh (chớp nhoáng) toàn cầu” (PGS - Prompt Global Strike). Bản chất của PGS là phá vỡ thế cân bằng lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược hiện hữu từ trước khi phát động xâm lược hay ngay vào đầu cuộc xâm lược bằng cách tiêu diệt phần lớn lực lượng hạt nhân chiến lược đối phương bằng các vũ khí tiến công tầm xa, chính xác cao mang đầu đạn thông thường (phi hạt nhân).

Hiện nay, các tên lửa hành trình tầm xa, chính xác cao bay ở độ cao cực nhỏ tại khu vực tác chiến được xem là phương tiện tiến công chủ lực trong khái niệm PGS. Phương tiện mang của các tên lửa đó có thể không chỉ là các máy bay hay tàu chiến. Không loại trừ triển khai tên lửa hành trình cả trên các bệ phóng mặt đất.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2K
Chủ tịch Trung tâm Phân tích địa-chính trị quốc tế, Thượng tướng Leonid Ivashov trong một bài viết gửi tờ “Bình luận quân sự độc lập” (NVO) bình luận như sau về khái niệm PGS và “thế cân bằng” hiện nay về lực lượng hạt nhân chiến lược: “… Tiềm lực hạt nhân chiến lược của chúng ta (Nga) đã không còn là phương tiện bảo đảm an ninh … Trong đòn tấn công nhanh toàn cầu, ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, thì cũng có đến 70% phương tiện tên lửa-hạt nhân của chúng ta có thể bị tiêu diệt”.

Trong tương lai trung và dài hạn, các hậu quả của PGS có thể còn trầm trọng hơn nữa khi ngoài tên lửa hành trình dưới âm, PGS còn sử dụng các vũ khí siêu vượt âm.

Năm 2014, Mỹ (và cả Trung Quốc) đã tiến hành các vụ phón thử cái gọi là vũ khí tên lửa liệng. Hệ thống tên lửa liệng được phóng như tên lửa đường đạn thông thường. Ngay sau khi phóng, phương tiện mang lại bay vào khí quyền, sau đó phương tiện bay liệng tách ra. Phương tiện này không có động cơ riêng, có khả năng bay liệng vượt qua khoảng cách mấy ngàn ki lô mét bằng ở tốc độ siêu vượt âm.

Tên lửa liệng AHW của Mỹ trong thử nghiệm năm 2011 đã vượt quãng đường 3.800 km và cũng chính là một hướng triển vọng tăng cường khả năng chiến đấu của chương trình PGS của Mỹ.

Việc mở rộng quy mô và dải sử dụng vũ khí chính xác cao, nghiên cứu các phương pháp chế tạo và sử dụng các hệ thống trinh sát-tiến công, cũng như khái niệm PGS PGS đã không thoát khỏi sự chú ý của lãnh đạo nước Nga và quân đội Nga.

Trong Thông điệp Liên bang năm 2013, Tổng thống Vladimir Putin đã nói: “Sự xuất hiện vũ khí tấn công nhanh toàn cầu thông thường kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa có thể vô hiệu hóa tất cả các thỏa thuận đã đạt được trước đó trong lĩnh vực hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược, dẫn đến sự phá vỡ cái gọi là thế cân bằng lực lượng chiến lược…”.

Nhưng bản thân vũ khí chính xác cao, nhất là phương tiêu diệt mục tiêu kiểu hai thê đội bằng các vũ khí này (phương tiện tiến công đường không-vũ trụ+vũ khí chính xác cao hay hải quân+vũ khí chính xác cao) mặc dù có hiệu quả cao, nhưng lại quá tốn kém và thực tế là chỉ các nước phát triển cao về kinh tế là đủ sức.

S-350

Các nước không giàu như thế thì chọn dựa vào tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn vốn được xem là vũ khí răn đe và đánh đòn phủ đầu. Các hệ thống tên lửa đó có chi phí sản xuất và khai thác rẻ hơn nhiều các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ có người lái hiện đại trang bị vũ khí chính xác cao, vì thế đang được sử dụng khá rộng rãi.

Sự phổ biến vũ khí chính xác cao, việc phát triển các hình thức và phương pháp mới sử dụng chúng trong chiến đấu, việc nhiều nước nắm giữ, làm chủ được các công nghệ tên lửa nói chung đang làm thay đổi tận gốc tính chất đối kháng vũ trang, đòi hỏi phản ứng tương ứng từ phía phòng thủ. Vũ khí lạc hậu, các cơ cấu tổ chức-biên chế quân đội truyền thống và các phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống trong những điều kiện này tỏ ra kém hiệu quả.

S-400 Triumf

Vì thế, hệ thống phòng không được xây dựng theo các nguyên tắc truyền thống và không được hiện đại hóa trong nhiều năm ròng của Nam Tư đã hoàn toàn bất lực khi đối phó với việc sử dụng ồ ạt tên lửa hành trình và đã bị loại hoàn toàn khỏi vòng chiến bởi thê đội đường không chế áp các hệ thống phòng không và bởi các phương tiện tác chiến điện tử. Gần như nguồn phát bức xạ nào cũng bị tiêu diệt bởi tên lửa chống radar vốn được sử dụng ở quy mô lớn chưa từng có.

Bảo vệ các mục tiêu đặc biệt quan trọng

Việc phân tích các cuộc xung đột cục bộ và khu vực khẳng định rằng, ở giai đoạn hiện nay, khả năng của các hệ thống phòng không đánh bại các cuộc tiến công của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện đại ảnh hưởng to lớn đến tiến trình và kết cục tác chiến. Các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cũng đã trở thành yếu tố chiến dịch-chiến lược kiềm chế xâm lược quan trọng nhất.

Hiệu quả chiến đấu cao của các phương tiện sát thương hiện đại bố trí ở các môi trường khác nhau và có dải tầm khác nhau, cũng như chi phí cao cho việc sản xuất, cất giữ và sử dụng chiến đấu các vũ khí này đã dẫn đến sự ra đời của một đặc điểm quan trọng nữa của việc thực hiện các cuộc tiến công trong quá trình các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự hiện đại: các vũ khí sát thương chính xác cao đã bắt đầu được sử dụng để thực hiện các đòn tấn công không phải vào các mục tiêu diện và khu vực rộng như trước đây, mà vào các mục tiêu trọng yếu của hạ tầng hành chính-công nghiệp và quân sự.

Xét đến hiệu quả cao của các vũ khí chống tăng, kể cả loại nêu trên, Liên Xô đã quyết định phát triển hệ thống phòng vệ chủ động cho xe tăng mà loại đầu tiên (Drozd) đã được lắp trên xe tăng T-55А từ năm 1983. Tiếp đó là Drozd-2, Arena. Quân đội Israel nhận vào trang bị hệ thống phòng vệ chủ động cho xe tăng vào năm 2009, còn Mỹ vẫn đang trong quá trình phát triển. Như vậy, sự ra đời của các phương tiện sát thương chính xác cao đã đòi hỏi chế tạo các phương tiện cá nhân tương ứng để bảo vệ các mục tiêu bị tấn công, thậm chí cả những chiếc xe tăng đơn lẻ.

Hiện nay, vấn đề đang đặt ra bức thiết hơn là chế tạo các hệ thống đặc biệt bảo vệ hiệu quả cao các mục tiêu trọng yếu trước đòn tấn công của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện đại. Các mục tiêu như nơi triển khai các đơn vị tên lửa-hạt nhân, các lực lượng và phương tiện hải quân, không quân tầm xa, các nhà máy điện nguyên tử, nhà máy hóa chất, các mục tiêu quân sự và hành chính-công nghiệp trọng yếu, các đạp nước..., thường có tầm quan trọng quốc gia, chiến lược hay chiến dịch, quan trọng hơn nhiều các mục tiêu điểm trên chiến trường vốn đã được trang bị các phương tiện bảo vệ riêng.

“Chiến tranh đường không chống nền công nghiệp và các tuyến đường giao thông của đối phương hiệu quả hơn nhiều yểm trợ đường không… trên chiến trường”, Giáo sự Vladimir Barvinenko kết luận dựa trên kết quả Thế chiến II và các cuộc xung đột quân sự những năm gần đây. Bởi vậy, tại các mục tiêu trọng yếu như thế cũng sẽ tập trung các cuộc tấn công hủy diệt đầu tiên của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ.

Việc tiết kiệm tiền bạc cho việc chế tạo và phát triển các hệ thống bảo vệ các mục tiêu trọng yếu sẽ gây ra những tổn thất không thể bù đắp. Ví dỵ, việc Kuwait tiết kiệm tiền ở mức hàng trăm triệu đô la để thiết lập các hệ thống bảo vệ các mỏ dầu khí trước các cuộc tấn công của vũ khí tiến công đường không của Iraq cuối cùng đã dẫn đến những chi phí hàng trăm tỷ đô la để khôi phục chúng khi kết thúc cuộc xâm lược của Iraq, để khắc phục những tổn hại môi trường và mất mấy năm tiến hành công việc khôi phục cường độ cao.

Cũng cần một lần nữa nói rằng, các cơ cấu tổ chức-biên chế truyền thống của các binh đoàn và đơn vị phòng không và các phương thức tác chiến truyền thống chẳng mấy hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ hiện nay bảo vệ hiệu quả cao các mục tiêu trọng yếu trước các đòn tiến công của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện đại. Các câu chuyện về việc bảo vệ các mục tiêu đó trong “hệ thống phòng thủ chung” hay dành riêng các hệ thống tên lửa phòng không đơn kênh hay các hệ thống tầm gần uy lực thấp để bảo vệ chúng hiện nay là tầm phào vì chúng hoặc là rất tốn kém hay là không hiệu quả mặc dù các ý kiến như vậy vẫn được nêu ra. Chẳng hạn, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin cho rằng, để bảo vệ các mục tiêu cố định của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga, có thể sử dụng các biện pháp “bao gồm bảo vệ các mục tiêu tĩnh của lực lượng hạt nhân chiến lược bằng các hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả cao Pantsir-S1 và các phương tiện phòng không-phòng thủ tên lửa khác, đối phó với hệ thống vệ tinh định vị NAVSTAR bằng các khí tài tác chiến điện tử, liên tục thay đổi vị trí của các hệ thống tên lửa cơ động của Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN ở giai đoạn có nguy cơ và sử dụng các mục tiêu giả (maket), phân tán các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đường đạn hạt nhân…”.

Đề xuất phát triển và chế tạo các hệ thống bảo vệ chuyên dụng cho các mục tiêu quan trọng nhất nằm trong cơ cấu bả thân các mục tiêu được bảo vệ, tức là chính là các phương tiện bảo vệ trực tiếp (cuối cùng) là rất quan trọng và bức thiết. Và điều hoàn toàn không quan trọng là chúng sẽ được biên chế cho quân chủng hay binh chủng nào. Điều quan trọng là để các hệ thống đó có hiệu quả cao và được sử dụng trong một hệ thống phòng không-vũ trụ thống nhất, kể cả trên các chiến trường.

Các nhiệm vụ và cơ cấu

Hệ thống bảo vệ đặc biệt, hiệu quả cao cho các mục tiêu đặc biệt quan trọng phải cho phép giải quyết tối thiểu các nhiệm vụ chiến đấu chính sau đây:

- phát hiện tự hoạt các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ, kể cả vũ khí chính xác cao và cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu về chúng cho các phương tiện (vũ khí) sát thương;

- tiêu diệt hiệu quả cả các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ mang vũ khí chính xác cao, lẫn bản thân các vũ khí chính xác cao thuộc các loại khác nhau và ở các môi trường triển khai khác nhau dùng để tấn công mục tiêu cần bảo vệ trong khi bay;

- duy trì hiệu quả tiêu diệt cao đối với các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ và vũ khí chính xác cao khi chịu tác động của các loại nhiễu (khả năng chống nhiễu của các phương tiện các phương tiện và hệ thống);

- bảo đảm độ vững chắc chiến đấu (khả năng sống còn) khi có tác động vào hệ thống bảo vệ các phương tiện sát thương đặc biệt để bảo đảm cho đợt đánh trả tiếp theo các đòn tấn công chính của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ và vũ khí chính xác cao vào mục tiêu cần bảo vệ;

- gây nhiễu và làm giảm hiệu quả (bán kính hoạt động và độ chính xác) đối với các hệ thống vệ tinh định vị như GPS và các khí tài vô tuyến điện tử trên khoang của các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ, kể cả bằng vũ khí sát thương. Hơn nữa, các hệ thống đó không chỉ thu hút sự quan tâm của Nga và quân đội Nga.

Tên lửa hành trình phóng từ trên không và từ biển vẫn là sức mạnh đột kích chủ yếu của quân đội Mỹ (www.navy.mil)
Nhu cầu tất yếu hóa giải các nguy cơ của PGS tất nhiên cũng đặt ra vấn đề hàng đầu là giải quyết vấn đề tác chiến hiệu quả chống tên lửa hành trình, trong đó có tên lửa hành trình tầm xa, bay ở độ cao cực nhỏ tại khu vực tác chiến.

Các nghiên cứu và thử nghiệm, kể cả có tiến hành bắn thử, cho thấy rằng, có thể giải quyết nhiệm vụ này khá hiệu quả và với chi phí tài chính và thời gian tối thiểu nhờ hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2, còn trong tương lai gần là Buk-M3.

Tổ hợp hỏa lực của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 với một radar chiếu xạ và điều khiển đa kênh (RPN) và các xe bệ phóng-tiếp đạn (PZU) trong một lần mục tiêu bay qua vùng sát thương bắn 8-12, còn nếu tính cả một xe hỏa lực (SOU) vốn nằm trong biên chế một đại đội tên lửa phòng không cùng với RPN và PZU, 12-18 tên lửa hành trình ở độ cao bay 10 m trở lên. Một hệ thống (tiểu đoàn) Buk-M2 có tổng cộng 24 kênh mục tiêu, tức là có thể đồng thời bắn 24 mục tiêu bay, còn trong một lần mục tiêu bay qua vùng sát thương là 32-46 mục tiêu bay.

Theo các chuẩn của Mỹ xây dựng căn cứ kinh nghiệm sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk và các tính toán, “… để tiêu diệt một mục tiêu kiểu “một xí nghiệp trung bình” hay “sân bay” cần từ 8-10 đến 15-20 tên lửa hành trình khi có sự đối kháng của lực lượng và phương tiện phòng không. Mức tiêu hao tên lửa hành trình cần thiết để tiêu diệt một mục tiêu diện kiểu “trại khủng bố” và diệt được đến 70% sinh lực đối phương ở đó có thể là từ 4-5 đến 10-11 tên lửa”.

Như vậy, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 rõ ràng là có khả năng chặn đánh cuộc tập kích dự kiến của lực lượng tên lửa hành trình hoạt động ở độ cao cực nhỏ. Đồng thời, xác suất diệt tên lửa hành trình bằng một tên lửa phòng không của hệ thống Buk-M2 là cao hơn so với các hệ thống S-300P nhờ các xe RPN/SOU sử dụng chế độ nhận dạng chủng loại mục tiêu và đầu đạn tên lửa được cải tiến thích ứng với loại mục tiêu cần diệt. Chế độ này cho phép giảm mức tiêu hao tên lửa trung bình cho 1 mục tiêu bị diệt. Ngoài ra, tên lửa của Buk-M2 có giá rẻ hơn loại tên lửa cơ bản của họ S-300P, điều này có ý nghĩa không kém quan trọng.

(Còn tiếp)

Nguồn: Cuộc tấn công đường không-vũ trụ / TS KHKT Aleksandr Grigorievich Luzan, Trung tướng, nguyên Phó Phó Tư lệnh Bộ đội Phòng không Lục quân Nga về vũ khí trang bị từ năm 1982-1992, kỹ sư trưởng Bộ đội Phòng không Lục quân Nga // NVO, 20.3.2015.

Print Print E-mail Print