|
B-1B Lancer
|
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương David Shear khi phát biểu trước Thượng viện Mỹ hôm 13/5/2015 đã tiết lộ kế hoạch của Lầu Năm góc bố trí các đơn vị máy bay ném bom và máy bay không người lái (UAV) chiến lược ở Australia, Foreign Policy đưa tin.
Máy bay ném bom siêu nặng B-1B Lancer và các UAV chiến lược hạng nặng Global Hawk sẽ tăng cường cho lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã được triển khai ở Australia.
Theo tờ Foreign Policy, Mỹ dự định tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực để đối phó với ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Năm 2013, ý tưởng bố trí tại Australia các máy bay B-1B đã được Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương khi đó, Tướng Herbert "Hawk" Carlisle (nay là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không quân Chiến đấu (Air Combat Command - ACC) của Không quân Mỹ), nhưng không được ủng hộ.
Các máy bay ném bom B-1B được phát triển trong thập niên 1970 và ban đầu dùng làm nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân bằng tên lửa đường đạn hạt nhân AGM-69 SRAM. Sau khi SRAM bị loại khỏi trang bị, B-1B sử dụng các loại bom không điều khiển và có thể sử dụng tên lửa hành trình chính xác cao JASSM. Hiện nay, các máy bay này không còn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân và không nằm trong biên chế các lực lượng hạt nhân của Mỹ. Sau khi bị rút khỏi biên chế không quân chiến lược vào đầu thập kỷ 1990,
B-1B đã được sử dụng làm máy bay yểm trợ lục quân khi tham gia các
chiến dịch ở Balkans, Iraq và Afghanistan.
Tháng 4/2015, Mỹ đã quyết định chuyển B-1B, trước đó làm nhiệm vụ trong biên chế của Bộ Chỉ huy Không quân chiến đấu sang biên chế của Bộ Chỉ huy Tiến công toàn cầu (Air Force Global Strike Command - AFGSC) vốn quản lý các thành phần lực lượng vũ khí hạt nhân mặt đất và trên không trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược Mỹ. Mỹ cho rằng, việc điều chuyển này sẽ nâng cao độ linh hoạt răn đe chiến lược khi hợp nhất các lực lượng hạt nhân và thông thường dưới sự chỉ huy duy nhất. 63 chiếc B-1B và 7.000 người sẽ được chuyển từ ACC sang AFGSC trong năm 2015.
“Việc chuyển thuộc này cho phép hợp nhất dưới bộ chỉ huy tất cả 3 loại máy bay ném bom chiến lược hiện có và một loại máy bay ném bom chiến lược tương lai đang được phát triển trong khuôn khổ chương trình LRS-B”, Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Roche Lee James nói.
Lập tức Thủ tướng Australia Tony Abbot lên tiếng bác bỏ thông tin về việc triển khai B-1B tại Australia. Ông Abbot nói rằng, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear đã “nói lộn” khi nói về việc bố trí sắp tới các máy bay ém bom chiến lược Mỹ B-1B ở nước này. Ông Abbot khẳng định, Mỹ không có kế hoạch bố trí B-1B ở Australia.
“Tôi đã tìm thông tin về phát biểu (của ông David Shear) đưa ra ở Washington. Tôi hiểu đó là ông ấy nói nhầm và Mỹ không có kế hoạch nào về việc bố trí các máy bay này ở Australia”, ông Abbot nói, “Tôi đánh giá sự hiện diện đang mở rộng của Mỹ ở phần này của thế giới là một sức mạnh có tác dụng giữ ổn định. Liên minh Australia và Mỹ là một yếu tố giữ ổn định”, đồng thời nhấn mạnh, liên minh này không nhằm chống lại ai.
Đại diện Bộ Quốc phòng Australia thì nói rằng, hiệp định với Mỹ về việc triển khai tạm thời lực lượng quân sự Mỹ ở Australia không trù định việc lập một căn cứ quân sự thường xuyên. Bí thư báo chí sứ quán Mỹ ở Canberra cũng nói, Mỹ không có kế hoạch nào triển khai B-1B hay máy bay do thám trên lãnh thổ Australia.
Đồng thời, các phát biểu này không có nghĩa là các máy bay ném bom Mỹ không thể xuất hiện ở Australia trong tương lai. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, ông David Shear, khi nói đến máy bay ném bom, là chỉ máy bay ném bom chiến lược B-52, chứ không phải B-1B, căn cứ vào việc tháng trước, Australia đã cho phép B-52 của Mỹ sử dụng không phận nước này.
“Không có căn cứ nào để nghi ngờ rằng, ông Shear nói đến chính là B-52, chứ không phải B-1 khi phát biểu tại Thượng viện Mỹ. Đó đơn giản là liệt kê những việc Mỹ đang và dự đình làm trong khu vực”, ông Ben Schreer thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) khẳng định.
Trước đó, ngày 13/5/2015, khi phát biểu trước Thượng viện Mỹ, ông David Shear đã tiết lộ kế hoạch của Lầu Năm góc bố trí các đơn vị B-1B và Global Hawk ở Australia.
VietnamDefenceVậy thực hư khả năng B-1B có mặt ở Australia là thế nào? Nó có ý nghĩa gì trong toàn cảnh đối đầu Mỹ-Trung tại châu Á-Thái Bình Dương/Ấn Độ Dương? Xin có đôi lời bình luận.
Trước hết, trò "tình cờ tiết lộ" rồi "vội vã bác bỏ" là chiêu PR, thăm dò rất quen thuộc của các nước. Nó cho thấy Mỹ quả thực xem xét khả năng bố trí B-52, B-1B, Global Hawk ở Australia và đây là dấu hiệu Mỹ thay đổi đối sách ngăn chặn chiến thuật của Trung Quốc cải tạo, bối đắp đảo ở Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Ngoài ra, đây cũng có thể là sự cảnh cáo của Mỹ về những bước đi Mỹ có thể thực hiện nếu Trung Quốc không thay đổi thái độ ở Biển Đông, đồng thời gây áp lực với Tập Cận Bình trước chuyến thăm Mỹ sắp tới.
Điều không có gì ngạc nhiên là Mỹ đang loay hoay tìm đối pháp khắc chế chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) bằng tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình chống hạm tầm xa và tàu ngầm của Trung Quốc đối với Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương. Đối pháp ấy là chiến lược tác chiến không-hải (Air-Sea Battle - ASB), trong đó máy bay tàng hình (B-2, F-22, F-35), tên lửa hành trình/tên lửa đường đạn thông thường, tàu ngầm hạt nhân, các phương tiện không người lái (UAV do thám Global Hawk, UAV chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay, tàu ngầm không người lái), tàu chiến tàng hình LCS (ở Singapore) là những vũ khí chủ lực để khắc chế Trung Quốc. Mỹ cũng đã bổ sung B-52 và mới đây là cả B-1B vào kho vũ khí tác chiến không-biển chống Trung Quốc. Đó cũng là lý do Mỹ đang nghiên cứu cho B-52 và B-1B đánh biển, là lý do điều B-1B sang Bộ chỉ huy Tiến công toàn cầu và trang bị tên lửa hành trình chống hạm tối tân nhất LRASM cho máy bay này.
|
B-1B Lancer phóng tên lửa chống hạm tầm xa LRASM
|
Trong vành đai kiềm chế Trung Quốc đang hình thành ở châu Á-Thái Bình Dương/Ấn Độ Dương gồm Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc-Australia-New Zealand--Ấn Độ, ta đều thấy có mặt: B-52 (ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ ở biển Hoa Đông, B-52 lập tức bay vào biển Hoa Đông, và nay là ở Australia), Global Hawk (Mỹ đã triển khai Global Hawk tới Nhật Bản; Nhật Bản, Hàn Quốc đã quyết định mua UAV này, còn Australia, New Zealand và Ấn Độ đã hoặc đang xem xét mua các biến thể của Global Hawk). Nếu hiệp định với Philippines được chuẩn thuận, không loại trừ quân chiến đấu Mỹ và các vũ khí ASB khác của Mỹ cũng sẽ xuất hiện ở các căn cứ tại Philippines.
Mặt khác, nếu liên hệ động thái tiết lộ kế hoạch bố trí B-1B (hoặc B-52) và Global Hawk tại Australia với các tuyên bố, hành động của một số quan chức quốc phòng, tình báo, tướng lĩnh, Quốc hội Mỹ kêu gọi cứng rắn với Trung Quốc và đặc biệt là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 11/5/2015 về việc xem xét khả năng phái tàu chiến, máy bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông và tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các đá mà Trung Quốc lấn chiếm và đang mở rộng ở quần đảo Trường Sa (tàu USS Fort Worth đã thực sự tiến hành tuần tra ở gần Trường Sa) thì đây vừa là những dấu hiệu Mỹ chuyển sang chiến lược ngăn chặn cứng rắn đối với chiến thuật gặm nhấm, bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Trường Sa, đồng thời gây áp lực để Trung Quốc có những thỏa hiệp nào đó trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tập Cận Bình.