Vietnamdefence.com

 

Angela Merkel chơi xỏ Tập Cận Bình

VietnamDefence - Chiến tranh thông tin: Tin vịt Merkel chia lãnh thổ Nga cho Trung Quốc. Tấm bản đồ Angela Merkel tặng Tập Cận Bình không có Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý, Nội Mông,... đã biến thành bản đồ với nhiều vùng lãnh thổ Nga.

Bà Angela Merkel tặng tấm bản đồ Trung Quốc in tại Đức năm 1735

Trên Internet vừa rồi ồn ào câu chuyện về việc bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một tờ bản đồ Trung Quốc gồm cả các vùng lãnh thổ của Nga trong đó. Câu chuyện khiến một số người phát rồ dại vì khoái trá, còn khiến số khác phẫn nộ, còn những người khác thì lo ngại về “cuộc tấn công không thể tránh khỏi của Trung Quốc vào Siberia”.

Hãy tìm hiểu trên thực tế bà Merkel đã tặng cái gì cho ông Tập và việc một nhận xét vớ vẩn đối với người Nga đã biến thành một tin giả chống Nga như thế nào…

Nói chung, tìm hiểu diễn biến của các tin tức trở thành dòng tin nổi bật trên các mạng xã hội Nga là rất vất vả và giống như công việc của thám tử. Từng bước, đi suốt các chuỗi liên kết tin tức, đường dẫn, một thông tin làm dư luận xáo động biển đổi, mất đi sự chói sáng và nhiều khi ở cuối con đường lại thay đổi hoàn toàn ngược lại về ý nghĩa.

Chính điều đó lần này đã xảy ra. Ta hãy bắt đầu từ cuối đến đầu, từ đoạn được loan truyền rộng rãi nhất: “Trong chuyến thăm Đức của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Đức đã tặng ông ta một món quà khác thường. Bà đã tặng nhà lãnh đạo cộng sản tấm bản đồ cổ Trung Quốc. Món quà này đúng là đã làm nổ tung cộng đồng mạng Trung Quốc. Bà Thủ tướng đã tặng Tập Cận Bình “bản đồ chính xác đầu tiên của Trung  Quốc” được lập ở Đức vào năm 1735. Trên bản đồ này, rất nhiều vùng lãnh thổ hiện nay không còn thuộc Trung Quốc, đa số hiện là bộ phận lãnh thổ Nga. Vào năm 1735, ở Trung Quốc là triều đại nhà Thanh. Trong thành phần đế quốc Trung Quốc thời đó chẳng hạn có cả Viễn Đông, vùng Uryankhai (Tưva), Siberia và Biển Đông với tất cả các hòn đảo. Nhiều blogger Trung Quốc cảm ơn bà Merkel về món quà và nói rằng, “nó (tấm bản đồ) “hùng hồn hơn một trăm ngàn lời”.

Dưới đây, xin trích dẫn một số phát ngôn với hàm ý vòng vèo thâm thúy đặc thù của người Trung Quốc, nhưng ám chỉ khá rõ ràng:
  • “Với ví dụ Crimea, nước Nga đã cho chúng ta một bài học tốt là cần bảo vệ lãnh thổ của mình như thế nào”.

  • “Đúng, từ hồi xa xưa đó, lãnh thổ nước ta đã bị thu nhỏ đáng kể. Dưới triều Thanh, từng là của chúng ta có Mông Cổ, lẫn “64 làng ở phía đông sông Amur” (các lãnh thổ hiện nay của các khu vực Blagovshchensk và Tambovsk) và tất nhiên là cả Hải Sâm Uy (tên Trung Quốc gọi Vladivostok)”.

  • “Bản đồ này mà người Đức tặng chúng ta không những lời nói thừa cũng nói lên ai là kẻ thù thực sự của chúng ta”. “Chúng ta gần 100 năm giương lá cờ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng cuối cùng hóa ra là, chiếm đóng đất đai của chúng ta hoàn toàn không phải là bọn đế quốc độc ác”.

  • “Bản đồ này là kho báu thật sự! Đây là món quà tặng trân quý với ý nghĩa sâu xa! Ý nghĩa của nó thật sự khó xem nhẹ, nhưng không thể nói thẳng về điều này, nếu không là bị khóa [kiểm duyệt]”.

  • “Trên bản đồ này có tất cả những gì chúng ta phải có, nhất là ở phần phía bắc!”.

  • “Người ta đơn giản đã nói với chúng ta rằng, trong tất cả các nước, Nga đã lấy đất đai của chúng ta nhiều hơn hết”.

  • “Hãy để các nhà cầm quyền của chúng ta sẽ xem kỹ bản đồ này và so sánh với bản đồ hiện nay. Đất nước chúng ta đã nhỏ đi bao nhiêu! Chẳng lẽ họ không xấu hổ vì điều đó?”.
Đó là cách thức tin đó được loan truyền rộng rãi nhất và gây ra những tranh cãi cuồng nhiệt.

Một số bình luận tiếng Nga nguyền rủa người Trung Quốc vì những tham vọng đế quốc và quyết không để mất một tấc đất thân yêu, số khác thì nhìn ra ở đây âm mưu của Merekel gây mâu thuẫn giữa Nga và Trung Quốc, điều hoàn toàn logic, còn ai đó thì vui mừng với điều không tránh khỏi theo ý họ là xung đột lãnh thổ giữa Nga với nước láng giềng phía đông.

Về nguyên tắc, nếu xét đến những ý đồ công khai của phương Tây không để Nga xích lại gần với Trung Quốc thì tin này có vẻ đáng tin. Nhưng điều băn khoăn là việc loan truyền tin này điên cuồng nhất là các trang mạng của Ukraine và Baltic, khiến độc giả của họ sướng rơn: “Thế là bọn Nga đã phải trả giá! Đánh cắp Crimea cũng chẳng được gì, nay cứ để bọn Trung Quốc lấy hết những gì họ muốn!”. “Một phụ nữ tông minh, chẳng cần lời nào đã đặt Putin về đúng chỗ của mình”…

Xem kỹ một chút, ta sẽ tìm thấy bản dịch nguồn tin ban đầu trên báo chí Nga: “Trong thời gian chuyến thăm của chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình tới các nước châu Âu, các nước mà Tập Cận Bình thăm đã dành sự tiếp đón nồng ấm đối với nguyên thủ Trung Quốc, bằng cách cách thức khác nhau thể hiện sự chú ý của mình đối với Trung Quốc. Thứ sáu vừa rồi, bà А. Merkel đã tổ chức bữa tiệc đón chào Tập Cận Bình và phu nhân với sự tham gia của “đệ nhất phu quân” Đức Joachim Sauer, người rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, một món quà bất ngờ cũng được tặng cho Tập Cận Bình был. Đây là Merkel lần đầu tiên đón tiếp các khách ngoại quốc ở cấp cao nhất bằng cách này. Merkel đã giải thích: “Đây là bản đồ Trung Quốc, bản đồ chính xác đầu tiên của Trung Quốc, được nước Đức vẽ ra vào năm 1735 ”.

Tập Cận Bình, về phần mình, đã trao tặng Merkel bộ bình sứ, còn đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện đã tặng đĩa nhạc dân ca Trung Quốc. Phu nhân chủ tịch Trung Quốc Bành Lệ Viện đã kể lại: “Trên đĩa này ghi 6 bài hát dân ca Trung Quốc”. Sự trao đổi và quan hệ thân thiết và chặt chẽ như thế giữa các lãnh đạo hai nước làm tăng sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước, giúp phát triển và làm sâu sắc thêm quan hệ Trung-Đức”. Rõ ràng là ở đây chẳng hề nói gì các vùng lãnh thổ Nga nào cả. Điều băn khoăng là trên mạng chỉ có một bức ảnh đáng tin chụp cảnh tặng bản đồ.

Trên bức ảnh thì không thể thấy Trung Quốc được vẽ với các đường biên giới như thế nào. Nhưng các nhà thông thái lịch sử khi đọc tin của chúng tôi đã hiểu từ lâu rằng, trên tấm bản đồ năm 1735 không thể có các vùng lãnh thổ Nga nào cả, bởi vì thời đó triều Thanh đơn thuần là không nắm giữ chúng.

Nhưng ta hãy tiếp tục điều tra. Bà Merkel đã tăng Tập Cận Bình tấm bản đồ của Nhà xuất bản Johann Homan. Hình vẽ Trung Quốc trên bản đồ dựa trên cơ sở cuốn atlas của Jean-Baptiste de Bourguignon Anvil, người Pháp. Công trình này nổi tiếng nên ta có thể dễ dàng tìm ra hình ảnh bản đồ này trên Internet. Khi xem bản đồ này, chúng ta sẽ phát hiện một điều đáng ngạc nhiên là trên bản đồ này không chỉ không có các vùng lãnh thổ Nga, mà còn không có Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý và Nội Mông. Hơn nữa, ngay cả Đài Loan và Hải Nam cũng được vẽ ở gam màu khác. Như vậy, quà tặng của Merkel có ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Tấm bản đồ Trung Quốc in tại Đức năm 1735 do bà Angela Merkel tặng không hề vẽ Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Mãn Châu Lý trong bản đồ Trung Quốc, điểm cực nam được vẽ là đảo Hải Nam

Và đó là ý nghĩa xấu không phải đối với Nga mà là đối với Trung Quốc. Có lẽ chính vì vậy mà báo chí nhà nước Trung Quốc đã không đăng tải tấm bản đồ này để không làm phiền lòng người dân Trung Quốc. Nhưng vì lý do này, một số người liền làm trò bịa đặt quá lố và đưa ra tấm bản đồ đế quốc Thanh tại thời điểm cực thịnh của nó in vẽ năm 1884 và là tấm bản đồ khác hẳn với tấm bản đồ năm 1735 mà bà Merkel tặng ông Tập.

Còn đây là tấm bản đồ Trung Quốc bịa đặt tung trên mạng và nói là bản đồ Trung Quốc in tại Đức năm 1735

Những tưởng tượng của một vài người Trung Quốc đã được người Ukraine đang mơ trừng trị nước Nga vì cướp mất Crimea vớ lấy, còn tiếp đó là cả các hãng tin Nga a dua mà không tìm hiểu sâu bản chất thông tin đăng tải. Kết quả là chúng có cái đang có đảo ngược hoàn toàn từ chân lên đầu…

Nguồn: Odnako, 2.4.2014.

Print Print E-mail Print