Vietnamdefence.com

 

Cân đo sức mạnh quân đội Ukraine

VietnamDefence - Sức chiến đấu của quân đội Ukraine không cho phép giành lại quyền kiểm soát Crimea.


>>Trận chiến giành Ukraine

Một khi quân đội Ukraine mưu toan chiếm lại Crimea, họ có thể vấp phải những khó khăn không thể vượt qua.

Trong hai chục năm sau khi Liên Xô sụp đổ, quân đội Ukraine đã trở thành một trong những quân đội yếu nhất trong không gian hậu Xô-viết. Đãi ngộ xã hội thấp làm giảm thấp tinh thần của đội ngũ sĩ quan. Một nửa số vũ khí trang bị rong sổ sách là ở trạng thái không thể hoạt động.

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk đã bày tỏ sẵn sàng đích thân kháng cực vũ trang một khi xảy ra xâm lược chống Ukraine. “Tôi đã 80 tuổi, nhưng tôi sẽ cầm súng và sẽ bảo vệ đất đai của mình. Mỗi công dân sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình như ngôi nhà của mình”, ông viết trên blog của mình.

Những lời nói của Kravchuk cho thấy rằng, ông không trông nhằm gì vào quân đội Ukraine. Nên nhớ là chính với việc ông ta lên cầm quyền mà việc cải cách quân đội Ukraine đã bắt đầu thực chất là chỉ cắt giảm và giải thể quân đội. Ba cựu thổng thống là Kravchuk, Leonid Kuchma và Viktor Yushchenko nhiều lần bị cáo buộc làm suy yếu khả năng quốc phòng của đất nước.

Theo chương trình cải cách quân đội Ukraine mới công bố, quân số quân đội Ukraine trong 4 năm tới sẽ bị cắt giảm từ 192.000 xuống còn 70.000 người. Vào năm 2017, họ định xóa bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự. Tổng thống Viktor Yanukovich đã công bố kế hoạch này vào năm 2012. Tuy nhiên, do các sự kiện gần đây, việc cải cách quân đội Ukraine có thể bị xem xét lại.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine được thừa hưởng một trong những lực lượng quân đội mạnh nhất châu Âu, được trang bị vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí trang bị hiện đại khác, với quân số lên tới 700.000 người. Sau đó, Ukraine đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, giảm mạnh quân số, số lượng vũ khí trang bị. Vào năm 2012, quân đội Ukraine có 184.000 người, trong đó có đến 139.000 quân nhân, đứng thứ 5 về quân số ở châu Âu.

Trong 20 năm qua, các quân khu Prikarpat, Odessa và Kiev đã biến thành Bộ chỉ huy miền tây, Bộ chỉ huy miền đông và Bộ tư lệnh Hải quân. Các sư đoàn trở thành các lữ đoàn (2 lữ tăng, 8 lữ cơ giới hóa, 1 lữ đổ bộ đường không, 2 lữ không vận, 1 lữ tên lửa và 3 lữ pháo binh), cũng như hơn 20 trung đoàn, trong đó có 3 trung đoàn đặc nhiệm.

Tổng quân số Lục quân là hơn 57.000 người, Hải quân có 14.000, Không quân - 42.000, nhân viên dân sự - 48.000. Quân đội Ukraine có trong trang bị gần 2.300 xe tăng, hơn 3.700 xe chiến đấu thiết giáp, gần 3.000 hệ thống pháo, gần 500 máy bay chiến đấu và hơn 100 trực thăng tiến công. Họ còn có 30 tàu chiến, đứng đầu là kỳ hạm Hải quân Ukraina là Hetman Sahaidachny, mà theo thông tin chưa được kiểm chứng đã chạy sang phía chính quyền Crimea.

Trong trang bị có 4 máy bay chống ngầm và 8 trực thăng. Nhưng trong tất cả số vũ khí trang bị được liệt kê ở trên, theo các chuyên gia chỉ có một nửa là ở trong trạng thái có thể chiến đấu. Liên quan đến phòng không, Ukraina hiện có 36 hệ thống tên lửa phòng không các loại. Số lượng này không đủ để bảo vệ toàn lãnh thổ Ukraine.

Nòng cốt của quân đội Ukraine là các binh đoàn xe tăng, trước hết là Т-64 Bulat và Oplot, tổng cộng hơn 2.000 chiếc. Các đơn vị lục quân đóng tập trung ở miền trung và miền tây Ukraine. Tại đây cũng bố trí các lữ đoàn tên lửa, trong đó có các vũ khí chống tăng và phòng không. Một khi chiến dịch quân sự khai diễn, Ukraine có thể huy động lính thủy đánh bộ, không quân. Nước này hiện có 7 lữ tiêm kích. Loại máy bay có uy lực nhất trong trang bị là máy bay ném bom chiến thuật Su-24М. Lực lượng không quân tầm xa đã bị thủ tiêu toàn bộ (sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine thừa hưởng 30 máy bay ném bom chiến lược Tu-160, nhưng trong những năm 1990, toàn bộ đã bị cắt làm sắt vụn). Ukraine còn có các hệ thống rocket phóng loạt.

Vấn đề chủ yếu của quân đội Ukraine là lương bổng thấp và không có các bảo đảm an sinh xã hội. Điều đó dẫn đến trạng thái tinh thần sút kém của sĩ quan và lính hợp đồng. Trong các quân đội của các nước thuộc Liên Xô trước đây, chỉ có trong quân đội Moldova là có lương còn thấp hơn so với quân đội Ukraine. Các sĩ quan sơ cấp Ukraine (trung đội trưởng đến đại đội trưởng) nhận được 250-300 USD/tháng. Trung úy trong quân đội Latvia nhỏ bé nhận một tháng gần 800 USD, trung úy quân đội Nga nhận không dưới 50.000 rúp, tức là hơn 1.300 USD.

Năm kia, Rada Tối cao đã lần đầu tiên trong lịch sử đất nước không dự trù trong ngân sách khoản kinh phí cho xây dựng và mua nhà ở cho quân nhân. Trong ngân sách năm 2013, quân đội được cấp tổng cộng chưa đến 2 tỷ USD, tức là chi cho 1 quân nhân Ukraine gần 5 lần ít hơn quân đội Nga và 30 lần ít hơn quân đội Ba Lan.

Theo các chuyên gia, Ukraine có công nghiệp quốc phòng hướng vào xuất khẩu, nhưng chỉ được huy động ở mức tối thiểu vào việc trang bị lại cho quân đội vì thế nước này tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng vốn đang ráo riết trang bị lại cho quân đội.

Một khi Ukraine dám đánh chiếm Crimea bằng vũ lực thì chờ đón họ sẽ là một số phận đáng buồn. Theo nhà phân tích quân sự Leonid Nersysyan, hiện tại, Nga có thể triển khai ở Crimea đến 25.000 quân là hạn mức cho Hạm đội Biển Đen của Nga trú đóng ở đó. Trên thực tế, toàn bộ quân Nga đóng ở Crimea là 16.000 (trong đó có 2.000 lính thủy đánh bộ). Ngoài ra, Nga có quyền triển khai ở Crimea đến 24 hệ thống pháo cỡ nòng lớn, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay. Như vậy, quân Nga về số lượng và trang bị vượt trội rõ ràng so với quân Ukraine đóng tại Crimea.

Không hề bất cứ hiệp ước nào, Nga có thể bảo vệ Crimea bằng hơn 11.000 quân: 2.000 lính thủy đánh bộ của Hạm đội Biển Đenv à 9.000 lính tăng cường đến (Bộ đội đổ bộ đường không hoặc đặc nhiệm). Nga cũng có thể điều đến 24 pháo tự hành Msta-S hay một số hệ thống rocket phóng loạt Smerch. Tại chỗ đã có 20 máy bay ném bom chiến thuật Su-24.

Theo ý kiến chuyên gia này, quân đội Ukraine có thể mưu toan tiế hành một chiến dịch quân sự chớp nhoáng và cố giành lại quyền kiểm soát Crimea. Nhưng kể cả khi sẽ có thể tổ chức và đưa vào cuộc một nửa quân đội của mình (điều có vẻ khó nếu tính đến tình hình hỗn loạn ở nước này), thì thắng lợi của chiến dịch này sẽ gần như bằng không.

Nếu như giả định rằng, quân đội Ukraine tung vào cuộc chiến giành Crimea 40.000 quân, 500 xe tăng... thuộc biên chế Lục quân và cố bảo đảm chi viện cho lực lượng này bằng Không quân (20 Su-27, 80 MiG-29, 36 Su-24, 36 Su-25), thì ngay cả ở phương án tối ưu đó đối với Ukraine, chờ đợi quân đội nước này vẫn là thất bại vì họ khong thể nhanh chóng vượt qua được eo đất Perekopsky rất hẹp (nối bán đảo Crimea với lục địa và có chiều rộng chỉ 7 km). Để trụ vững khu vực này chỉ cần 11.000 quân được huấn luyện tốt là đủ, nhất là khi xét đến việc pháo các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen và máy bay Nga vốn đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng cao nhất tại các sân bay ở Quân khu miền tây và Quân khu miền trung của Nga sẽ có thể bảo đảm cho họ sự chi viện hỏa lực mạnh mẽ như thế nào.

“Chắc chắn, rất nhanh sau khi lực lượng của quân đội Ukraine bị giáng trả mạnh mẽ, lực lượng này đơn giản là tan vỡ và tháo chạy hỗn loạn, đồng thời một bộ phận đáng kể binh lính hoàn toàn có thể chạy sang phía Nga vì phục vụ trong quân đội có người Nga ở miền đông Ukraine”, ông Nersysyan viết.

Vị chuyên gia này cho rằng, nếu như Nga muốn thiết lập sự kiểm soát đối với miền đông Ukraine thì “không thể có khó khăn gì trong việc này, khi xét đến tình cảm thân Nga thinh hành ở các khu vực miền đông”. “Với tình thế đó, chính quyền non trẻ ở Kiev có mọi cơ hội để sụp đổ trước những nhóm người có thái độ còn cực đoan hơn nữa. Tuy nhiên, yếu tố tích cực của kịch bản đó là ở chỗ xác suất xảy ra nội chiến là tối thiểu, vấn đề miền đông và miền tây Ukraine có thể được giải quyết một lần và mãi mãi”, vị chuyên gia nhận định.

Theo vị chuyên gia này, nếu Nga quyết định hạn chế ở việc kiểm soát đối với Crimea, thì “tại Ukraine có thể nổ ra nội chiến, điều sẽ bị thúc đẩy bởi các đơn vị quân sự bị phân tán và có vũ khí của nước này”. “Chắc chắn, tất cả sẽ bắt đầu từ việc các lực lượng cực đoan sẽ từ Kiev đi sang miền đông để “lập lại trật tự”. Trong điều kiện hỗn loạn xuất hiện do chiến sự, các vũ khí nặng của các đơn vị chiến đấu có thể dễ dàng lọt vào tay chúng, ngoài ra có thể gia nhập với chúng còn có nhiều binh lính quên ở các thành phố miền tây Ukraine. Tính đến các kho vũ khí lớn, dù cho là bị trộm cắp, bán tống bán tháo đi nhiều trong 20 năm độc lập vừa qua, cũng sẽ quá đủ vũ khí để gây ra cho nhà nước tổn thất koong thể bù đắp và giết hại rất nhiều người. Kết quả của kịch bản đó là hoàn toàn không thể tiên liệu, điều duy nhất hiểu được là người Ukraine bất luận thế nào cũng là bên bại”, ông Nersysuan khẳng định.

>>Trận chiến giành Ukraine

Nguồn: VZ, 2.3.2014.

Print Print E-mail Print