Vietnamdefence.com

 

Obama mất uy tín, Syria ăn đòn?

VietnamDefence - Mỹ có thể tấn công quân sự Syria do uy tín của Tổng thống Barack Obama giảm mạnh.

Ông Obama thường xuyên bị Thượng nghị sĩ lão làng và diều hâu chỉ trích là yếu đuối trong đối ngoại
Uy tín của Tổng thống Barack Obama đối với người Mỹ giảm mạnh có thể thúc đẩy Mỹ lãnh đạo nước Mỹ quyết định can thiệp vũ trang vào Syria, các chuyên gia tham gia bàn tròn tại hãng tin Nga RIA Novosti hôm 28.3.2014 nhận định.

Cuộc thăm dò ý kiến của GfK tổ chức vào tháng 3/2014 theo đơn đặt hàng của hãng tin AP cho thấy, số người Mỹ không tán thành các hành động của Obama đã lên đến mức kỷ lực mới là 59%. Đáng chú ý là chính sách đối ngoại của Nhà Trắng bị người Mỹ chỉ trích nhiều nhất. Sự bất tín nhiệm đối với Tổng thống Mỹ đã tăng ổn định từ cuối năm 2012, còn vào tháng 1/2014, 53% người Mỹ không tán thành hoạt động của Obama.

Mỹ lo lắng, phe diều hâu gây sức ép

Theo Phó Giám đốc Viện Dự báo và giải quyết chính trị (IPPU, Nga) Aleksandr Kuznetsov, chính quyền Mỹ phần lớn không muốn tham gia một cuộc xung đột mới, nhưng việc suy giảm uy tín của Obama có thể là nguyên nhân cho một cuộc xâm lược quân sự chống Syria.

”Dĩ nhiên là phần đáng kể giới cầm quyền Mỹ và xem ra là cả Obama cũng không có ý định can thiệp vũ trang trực tiếp vào Syria. Nhưng hiện có nhiều yếu tố có thể thúc đẩy điều đó vì uy tín của Obama đang ở mức rất thấp, ông ấy bị phe Ccộng hòa tấn công cực mạnh, những kẻ được gọi là “diều hâu” trong nền chính trị Mỹ”, vị chuyên gia nói.

Theo ông Kuznetsov, trong điều kiện sự bất tín nhiệm gia tăng đối với các hành động của Obama, “ông ấy quả thực có thể dưới áp lực nhất định gây ra đối với ông đi đến việc làm đó”.

Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà ngoại giao Nga Oleg Peresypkin cũng không loại trừ khả năng Mỹ và NATO xâm lược quân sự khi cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine là yếu tố kích động Mỹ, là “cú đòn đánh vào uy tín và chính sách không chỉ của chính quyền Mỹ, mà cả đối với NATO và các đồng minh của họ ở Cận Đông”.

“Tôi nhất trí là khi họ lo lắng, họ luôn có thể quyết định tiến hành một chiến dịch quân sự nào đó có thể cải thiện hình ảnh của cả chính quyền Mỹ lẫn của những nước sẽ được huy động tham gia việc này”, vị chuyên gia khẳng định.

Tuy nhiên, ông cho rằng, quyết định đó chưa chắc đã được đưa ra, còn Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh cho phe đối lập ở Syria. Họ sẽ khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục thi hành chính sách cứng rắn đối với Syria. Còn Israel cũng có thể làm cái gì đó.

Ngõ cụt Syria?

Theo ông Kuznetsov, cuộc đối đầu ở Syria kéo dài hơn 3 năm và làm chết không dưới 130 ngàn người đã đi vào ngõ cụt vì không bên nào có thể giành thắng lợi cuối cùng.

“Hiện giờ, chúng ta thấy rằng, cả chính phủ mặc dù có những thành công quân sự rõ ràng, vẫn không thể đảo ngược tình thế có lợi cho mình bằng quân sự, lẫn phe đối lập cũng không thể đối kháng chính phủ một cách hiệu quả”, vị chuyên gia nói.

Theo ông, trong những điều kiện đó, cái gọi là Quân đội Tự do Syria (FSA) vốn được coi là tổ chức có tính thế tục hơn cả trong các tổ chức đối lập đang tan biến. “Một bộ phận (các thành viên FSA) chạy sang phía các phần tử Hồi giáo cấp tiến, một bộ phận bằng cách này hay cách khác đang tìm cách hòa giải với quân chính phủ”, ông Kuznetsov cho biết thêm, nhưng cho rằng, Saudi Arabia, Jordanie, Thổ Nhĩ Kỹ và Mỹ vẫn đang tiếp tục nuôi dưỡng, hậu thuẫn cho các tay súng phiến loạn Syria.

Print Print E-mail Print