|
“Crimea - đó chưa phải là sự kết thúc cuộc đấu giành Ukraine, mà chỉ là sự bắt đầu giai đoạn mới của nó” |
>>Trận chiến giành Ukraine
Nay chỉ có phương Tây có thể dừng việc sáp nhập Crimea vào Nga. Trong những ngày tới, Mỹ và EU cần từ bỏ việc ủng hộ chính quyền bất hợp pháp ở Kiev – lúc đó, việc hình thành một chính phủ liên minh Ukraine và chính phủ đó đàm phán với Cộng hòa tự trị Crimea sẽ bắt đầu, còn nước Nga sẽ không vội đưa Crimea vào thành phần của mình.
Crimea - đó chưa phải là sự kết thúc cuộc đấu giành Ukraine, mà chỉ là sự bắt đầu giai đoạn mới của nó. Về thực chất, nghị quyết của nghị viện Crimea về việc gia nhập thành phần nước Nga và ấn định trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16/3 - là một ngã ba mới. Câu hỏi chủ yếu mà sự lựa chọn con đường tại ngã ba này phụ thuộc, là liệu đến trước chủ nhật tới, phương Tây có thể thu lại việc công nhận chính phủ Kiev và chấp nhận sự cần thiết xây dựng chính quyền mới. Sự đối đầu tiếp theo cũng sẽ diễn biến căn cứ trên yếu tố này.
Phương Tây có một tuần lễ để suy nghĩ, cân nhắc. Nghị quyết của nghị viện Crimea được thông qua vào ngày họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU - nó sẽ cho phép họ hiểu rõ hơn mọi hậu quả của chính sách Ukraine của mình hiện nay, nhận thức được sự cần thiết thay đổi chính sách đối với Nga và gây áp lực với đối tác lớn của họ là Mỹ.
Trong 6 ngày qua, đã đến ngã ba thứ hai. Ngã ba đầu tiên là việc Vladimir Putin được quyền đưa quân vào lãnh thổ Ukraine, ngã ba thứ hai là việc Crimea đề nghị tiếp nhận họ vào thành phần nước Nga. Trong cả hai trường hợp, Moskva đã cố chứng tỏ rằng, việc chính phủ hiện nay ở Ukraine tiếp tục nắm quyền sẽ dẫn đến việc tan vỡ đất nước và việc phương Tây kiên trì ủng hộ chính quyền Kiev chỉ đẩy nhanh quá trình này mà thôi. Nói với Kiev thì chẳng ích gì - chính quyền là không hợp pháp, và trong tình huống hiện nay Ukraine đã mất cả những tàn dư của tính chủ thể (mất tính tự chủ).
Hiện giờ, tình hình có thể diễn biến ra sao? Có 3 kịch bản chính mà trong đó không có kịch bản nào kết thúc với phần bại thuộc về nước Nga.
|
Crimea không phải là mục tiêu của nước Nga - mục tiêu của nước Nga là
không để Ukraine biến thành một quốc gia thù địch với Nga và căn cứ cho
quân đội NATO. |
Kịch bản 1
Phương Tây tiếp tục bướng bỉnh thi hành đường lối của mình, không chịu tính đến các lợi ích của Nga, và vẫn hết lòng ủng hộ Kiev, hứa cho họ tiền, bảo trợ chính trị và thậm chí bóng gió đến sự bảo vệ bằng vũ lực nào đó. Chính phủ Kiev được dựng lên nhờ bạo loạn maidan đang đưa ra những thay đổi về luật cho phép gia nhập NATO và đang gào thét tuyệt vọng kêu gọi trợ giúp - hãy cho chúng tôi đảm bảo an ninh nếu không ngày mai xe tăng Nga sẽ có mặt ở Kiev. Phương Tây không đưa ra bảo đảm, nhưng vẫn mạnh mẽ thúc đẩy, xúi giục Kiev. Cả sự kiện ngày 16/3 cũng không làm thay đổi lập trường này. Sau khi tổng kết kết quả trưng cầu dân ý, Nga có thể tiếp nhận Crimea vào cơ cấu Liên bang Nga.
Chính phủ Kiev đang phá vỡ quan hệ ngoại giao với Nga, điều đang gây ra phản đối rộng rãi ở miền đông nam Ukraine - “Chúng tôi không muốn vào NATO” và “Ủng hộ hữu nghị và liên minh với Nga”. Miền đông nam bắt đầu yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý - đâu đó nói đến việc liên bang hóa, đâu đó nói đến việc gia nhập Liên bang Nga. Chính phủ Kiev đã không thể bảo đảm dù là khả năng quản lý một phần các vùng đông nam mà một phần trong số đó ngừng nộp thuế vào cái kho bạc vốn đã rỗng tuếch (viện trợ của EU và Mỹ kiểu gì cũng không đủ để trám các lỗ thủng). Điều đã rõ là người ta không có cơ hội tiến hành cuộc bầu cử ấn định vào ngày 25/5/2014 tại các vùng này. Trên lãnh thổ còn lại của Ukraine, các phần tử quốc xã của Yarosh đang mưu toan giành vào tay mình chính quyền tại các địa phương và ở đâu đó, họ đã làm được.
Không thể tổ chức phong tỏa ngặt nghèo được nước Nga, Mỹ tiếp tục gây áp lực mạnh mẽ với EU, buộc họ áp dụng các biện pháp trừng phạt quy mô lớn, tức là gần như cắt đứt quan hệ với Nga; Đức và cả châu Âu còn lại đang cưỡng lại. Hiểu rằng, tình thế ở Ukraine đang ở gần khả năng các phần tử quốc xã lên nắm quyền và tình trạng vô chính phủ, châu Âu đang cố độc lập, gần như không có sự tham gia của Mỹ, thỏa thuận với Nga để làm yên Ukraine và lập ở đó một chính phủ lâm thời với sự tham gia của tất cả các khu vực và các lực lượng chính trị (nhưng không còn có Crimea). Đàm phán bắt đầu, rồi kết thúc bằng việc lập một chính quyền Ukraine mới dưới sự bảo đảm của Nga và OSCE. Ông Vladimir Putin tuyên bố rằng, hoàn toàn không còn cần đưa quân Nga vào lãnh thổ Ukraine và ông không dự định sử dụng quyền này. Kịch bản này có thể mất từ 1-2 tháng.
Kịch bản 2Phương Tây vào đàm phán thật sự với Moskva về việc thay đổi chính quyền Kiev, nhưng đã là sau khi tổ chức trưng cầu dân ý và sáp nhập Crimea vào Nga. Đồng thời, phương Tây trì hoãn việc từ bỏ ủng hộ Kiev, nên thời cơ bị vuột mất - tình hình ở miền đông Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng, tiếp sau Crimea, các hội đồng của một số tỉnh cùng tuyên bố muốn tổ chức trưng cầu dân ý về việc nâng cao quy chế và khả năng sáp nhập vào Nga. Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát (được biên chế bằng các đơn vị của tổ chức cực hữu, phát xít mới Pravy sektor nay đã có quy chế các đơn vị quân sự hóa chính quy điều từ miền tây Ukraine đến) dẫn đến thương vong về người. Nga đưa quân vào nhiều tỉnh miền đông nam Ukraine, ở đó bắt đầu chuẩn bị cho các cuộc trưng cầu dân ý. Sau đó, chính quyền ở Kiev lọt vào tay Pravy sektor, tổ chức này buộc tội phương Tây phản bội và tuyên chiến với Nga.
EU đóng băng mọi tiếp xúc và hoạt động viện trợ cho Kiev. Và họ đề nghị Nga tiếp nhận ủy quyền của OSCE để lập lại trật tự tại các vùng đất còn lại của Ukraine. Còn nếu nói nghiêm túc, thì bản thân quân đội Ukraine giành lấy chính quyền (với sự giúp đỡ của các chiến hữu Nga), sau đó bắt đầu đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới và ủy ban đàm phán giữa tất cả các khu vực của Ukraine về việc lập một nhà nước liên bang mới.
Trong trường hợp các cuộc đàm phán này thất bại, miền đông nam xin gia nhập Liên bang Nga, còn các khu vực miền tây và miền trung lập nhà nước liên bang mới. Nga cam kết bảo đảm an ninh đầy đủ cho nước này, với điều kiện trong hiến pháp phải ghi rõ việc không gia nhập các khối quân sự. Xác suất kịch bản này hiện rất thấp, nhưng nó là kịch bản tiềm năng đẫm máu nhất.
Kịch bản 3
Chỉ trong vài ngày tới, Mỹ cuối cùng hiểu ra là cần phải lùi bước trong các âm mưu lôi kéo Ukraine và bắt buộc Kiev thực hiện các thỏa thuận ngày 21/2/2014 Trong trường hợp phương Tây từ bỏ những cam kết ủng hộ toàn diện của mình và kích động Kiev đối đầu với Moskva, chính phủ Ukraine, đứng trước nguy cơ đất nước tan vỡ về lãnh thổ và tài chính, các lực lượng cấp tiến giành chính quyền và tình trạng vô chính phủ, đơn giản là không còn con đường nào khác là thỏa thuận với các vùng trong nước và Nga.
Một nội các liên minh kỹ trị được lập ra, một hội nghị hiến pháp được triệu tập để soạn ra hiệp ước liên bang và hiến pháp mới. Nga yêu cầu chính quyền Crimea tạm hoãn trưng cầu dân ý, tham gia vào đàm phán với tất cả các khu vực của Ukraine để soạn ra hiệp ước liên bang và bắt đầu đàm phán riêng với chính phủ Ukraine (được Moskva thừa nhận) về việc ký một thỏa thuận tạm thời riêng về quy chế của Crimea trong thành phần Ukraine.
Moskva đưa ra các cam kết với Crimea bảo đảm rằng, nếu các đàm phán đó bị phá vỡ hay có mối đe dọa đối với an ninh của bán đảo này thì yêu cầu xin gia nhập Liên bang Nga sẽ được chấp nhận nhanh chóng. Hiện pháp được thông qua tại trưng cầu dân ý, sau đó các cuộc bầu cử tổng thống và Rada mới được ấn định. Vladimir Putin vẫn giữ cho mình quyền đưa quân đội Nga vào Ukraine trong suốt quá trình chuyển tiếp - cho đến khi lập ra các cơ quan chính quyền hợp pháp mới và tình hình ổn định hẳn.
Để thực hiện kịch bản này, chỉ cần một thứ - đó là Washington hiểu rằng, đối đầu với Nga là vô vọng cả ở quy mô toàn cầu, cũng như trên sân khấu Ukraine. Cơ hội cho việc này vẫn còn.
Điều dễ hiểu là với Nga, việc duy trì một nước Ukraine thống nhất vẫn là một kịch bản được ưa thích, vì Nga muốn tái liên kết với toàn bộ Ukraine, chứ không phải là sáp nhập mấy mảnh vỡ của nó.
Tuy nhiên, sự ngang bướng của Mỹ vốn đang tiếp tục tấn công Nga và gieo rắc vào lòng chính quyền Kiev những hy vọng hoàn toàn vô căn cứ vào việc liên kết với cộng đồng Đại Tây Dương, dẫn đến sự tan vỡ của quốc gia này.
Nhưng cả khi Ukraine sụp đổ, Moskva sẽ không cho phép biến các mảnh vỡ của nó thành các công cụ gây áp lực và mối đe dọa đối với Nga. Crimea không phải là mục tiêu của nước Nga - mục tiêu của nước Nga là không để Ukraine biến thành một quốc gia thù địch với Nga và căn cứ cho quân đội NATO. Nếu ai đó nghĩ rằng, Vladimir Putin hiện giờ đang đấu tranh vì Crimea, hay miền đông nam Ukraine, hay thậm chỉ là vì cả nước Ukraine thì người đó nhầm to. Trận đánh đã thắng lợi giành Crimea - đó chỉ là một bộ phận của trận chiến giành cả Ukraine, trận chiến đầu tiên trong cuộc hành quân toàn cầu của nước Nga nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới, một thế giới không phải kiểu Mỹ.
>>Trận chiến giành Ukraine