|
Sensor gắn trên mũ (Helmet Mounted System - HMS) hiển thị “bức tranh hợp nhất” IronVision dùng cho các kíp xe tăng, xe bọc thép và các phương tiện chiến đấu khác do Elbit Systems giới thiệu (gettyimages.com) |
Hệ thống cho phép nhìn xuyên vỏ giáp, tạo ra một thứ “bức tường kính bảo vệ” (protective glass wall) cho kíp xe đang hoạt động ở trạng thái đóng kín các cửa nắp trong khu vực tác chiến có độ nguy hiểm cao. Sensor được phát triển theo nguyên lý màn hình gắn trên mũ nổi tiếng của phi công tiêm kích tàng hình siêu hiện đại F-35.
Hệ thống cho phép cải thiện khả năng của kíp xe trong nắm bắt tình hình, phát hiện, nhận dạng, theo dõi và tiêu diệt các loại đe dọa khác nhau. Tuy nhiên, vỏ giáp không phải là nhựa để dễ dàng nhìn xuyên qua. Nhưng Elbit nói rằng đã tìm ra cách để vượt qua trở ngại này.
Hệ thống mới cho phép kíp xe nhận được thông tin về môi trường xung quanh mà không phải rời khỏi xe tăng, xe bọc thép. Rõ ràng đây sẽ là một sự trợ giúp lớn trên chiến trường, nhưng vẫn còn những câu hỏi về độ tin cậy của thiết bị này. Có lẽ sẽ xuất hiện hiện tượng trễ hình ảnh video như đã xảy ra với mũ bay của phi công F-35.
Các lái xe ô tô đua đang sử dụng hệ thống quan sát video qua các camera tương tự gần như không bị trễ hình, nhưng trên xe chiến đấu, các camera này có thể dễ dàng bị kẻ địch loại khỏi vòng chiến hoặc bị văng ra khi xe va chạm chướng ngại. Các kênh kỹ thuật số thường có thời gian trễ nhất định. Tuy nhiên, Elbit cam kết IronVision dần dần sẽ có “độ trể bằng 0” (zero latency).
|
Hệ thống ngắm bắn/quan sát quang-điện tử siêu hiện đại trên mũ bay phi công F-35 |
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 tối tân nhất F-35 Lightning II của Mỹ cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn quang-điện tử hồng
ngoại, hệ thống tác chiến điện tử lắp ở phần mũi với các anten
được rải khắp máy bay giúp cho phi công có thể quan sát vòng tròn xung quanh máy bay.
Đặc biệt là máy bay có hệ thống phát hiện
khẩu độ phân tán quang-điện tử khẩu độ phân tán AN/AAQ-37 (DAS) “Mắt Thần” (God-Eye) cho phép quan sát tổng thể trong
phạm vi 360 độ với tần số cập nhật hình ảnh cao, độ phân giải và độ
nhạy cao và hiển thị bức tranh tình huống trên màn hình số trên mũ
bay phi công. DAS bao gồm một số sensor quang học được bố trí ở
điểm khác nhau của vỏ máy bay. Máy tính kết hợp các hình ảnh chúng thu
được thành một hình ảnh liền lạc về tình hình xung quanh. Hệ thống này tạo ra khả năng theo dõi đầy đủ toàn bộ
tình huống chiến thuật, kể cả những gì diễn ra phía sau hay bên dưới máy
bay tiêm kích.
DAS phát hiện và bám các mục tiêu ở chế độ thụ động
hoàn toàn (không dùng radar hay laser chiếu xạ), và không đòi hỏi sự can
thiệp của phi công. Chỉ cần đối phương xuất hiện trên chiến trường, DAS
lập tức bắt được mục tiêu (trên mặt đất và trên không, các tên lửa
phòng không và không-đối-không) và sẽ liên tục theo dõi mục tiêu nên
loại trừ được khả năng mục tiêu lẩn vào các vùng mù. Ngoài ra, phi công
còn có khả năng bắn về phía bán cầu sau và thực hiện các thao tác cơ
động bất kỳ.
Hệ thống còn cho phép phi công với sự trợ giúp của
màn hình trên mũ bay nhìn “xuyên thấu” kết cấu của máy bay với đúng
nghĩa của từ này ở các dải sóng khác nhau - máy tính tính toán xem phi
công sẽ nhìn thấy cái gì nếu như không có vật liệu plastic không trong
suốt hay kim loại, và truyền hình ảnh tổng hợp lên màn hình. Ban đêm,
khi có ánh sáng mặt trời chói chang, trong mây mù và mưa, phi công F-35
vẫn nhìn thấy cực rõ quang cảnh chi tiết. Trước đó, chưa có ai có được
khả năng cảm nhận siêu phàm đến thế, vì vậy không phải ngẫu nhiên hệ
thống DAS được gọi là “Mắt thần”.
Tập đoàn Northrop Grumman đã tuyên bố thử
thành công hệ thống DAS. Khi lắp trên máy bay giá thử, DAS đã phát
phát hiện thành công việc phóng một tên lửa 2 tầng và bám theo tên lửa
này ở cự ly trên 1.200 km. Việc bám theo tên lửa mục tiêu kéo dài 9 phút,
từ khi tên lửa được phóng cho đến lúc cháy hết nhiên liệu.