VietnamDefence -
Các nhà phân tích Mỹ đã liệt kê những robot chiến đấu mặt đất mạnh nhất của Nga, Breaking Defense đưa tin.
|
Robot chiến đấu Uran-9 |
“Nga đang tạo ra cả một vườn bách thú của các robot mặt đất vũ trang tận cả đến loại có kích thước như xe bọc thép chở quân”, Giám đốc về công nghệ và an ninh của Trung tâm An ninh Mỹ mới Paul Scharre nói và nhắc đến các robot Uran-9 11tấn, , Vikhr 16 tấn và Т-14 (tăng Armata không người lái) 50 tấn.
“Nhiều trong các xe hạng nặng này được trang bị vũ khí rất mạnh và người Nga thường trưng bày các mẫu chế thử này tại các triển lãm”, ông Samuel Bendett từ Trung tâm Phân tích hải quân (CNA).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhiều trong các robot Nga giống nhiều hơn các thủ đoạn quảng cáo hơn là các xe chiến đấu thực tế. Ví dụ như robot dạng người FEDOR (Final Experimental Demonstration Object Research) có khả năng bắn súng ngắn.
Đa số các robot là các xe thiết giáp thông thường được cải hoán để điều khiển từ xa. Không thể coi chúng là các sản phẩm tự hoạt thực sự vì việc điều khiển chúng đòi hỏi sự có mặt của con người, dù là ở ngoài xe.
Tháp pháo tự động do Nga chế tạo, theo ông Scharre, có “các vấn đề về nhận dạng địch-ta trong chế độ làm việc tự hoạt”, tuy nhiên các hệ thống trí tuệ nhân tạo đang phát triển ở Nga với thời gian sẽ giải quyết được vấn đề này.
Ông Bendett cho biết, đa số các phương tiện không người lái mặt đất quân sự là được điều khiển từ xa (điều này tạo điều kiện cho đối phương chế áp radar), quá nhẹ và hầu như không được trang bị vũ khí, có nghĩa là thực tế không phải là các robot chiến đấu thực thụ.
Các chuyên gia Mỹ gặp khó khăn khi so sánh ưu, nhược điểm của các robot chiến đấu mặt đất của Mỹ và Nga. Ông Scherra cho rằng, Mỹ đang tụt hậu so với Nga trong phát triển robot chiến đấu mặt đất cỡ lơn do những khó khăn mang tính đạo đức đòi hỏi luận cứ khả năng giết người bằng cỗ máy, cũng như “không có các ý tưởng”.
Trước đó, ông Bendett đã nhận định rằng các sản phẩm máy bay không người lái quân sự của Nga lạc hậu so với các mẫu tương tự của nước ngoài, song thừa nhận vị thế dẫn đầu của Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử.
Năm 2017, quân đội Mỹ sẽ chi 521 triệu USD cho các phương tiện không người lái, 79% trong số đó dành cho các máy bay không người lái. Chỉ có 4% kinh phí đầu tư được chi cho các hệ thống mặt đất, chủ yếu dùng để phát hiện và vô hiệu hóa mìn cài ven đường. Phần còn lại (gần 90 triệu USD) sẽ chi cho công tác nghiên cứu phát triển.
Robot mặt đất quân sự lớn nhất của Mỹ hiện nay là chiếc xe tải thuộc chương trình Hệ thống đoàn xe tiếp vận LFAGR (Leader-Follower Automated Ground Resupply) bắt đầu vào năm 2017.