Vietnamdefence.com

 

Vũ khí hiện đại nhất: tăng Leclerc, máy bay F-22 Raptor và tên lửa S-400 Triumf

VietnamDefence - Xe tăng 'máy tính' Leclerc (Pháp), máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor (Mỹ) và hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf xứng đáng được xem là những vũ khí hiện đại nhất trong các vũ khí cùng loại. 

Xe tăng 'máy tính' Leclerc của Pháp

Nhiều chuyên gia cho rằng, xe tăng hiện đại nhất trên thế giới là Leclerc của Pháp. Nhìn từ xa, Leclerc giống với Leopard của Đức, đó cũng là vì năm 1978, Pháp và Đức cùng hợp tác trong chương trình Napoléon-1. Song do bất đồng quan điểm nên cuối cùng Pháp và Đức chia tay nhau và điều duy nhất còn liên kết được Leclerc và Leopard là loại đạn pháo tiêu chuẩn NATO.

 
 

Xe tăng chủ lực Leclerc

Các kỹ sư Pháp đã phá bỏ hoàn toàn tất cả các truyền thống lâu nay. Trong hàng thế kỷ, xe tăng có thân chịu tải kiểu hàn hoặc đúc, còn ở tăng Leclerc là khung hình hộp, trên đó treo vỏ giáp module. Điều đó cho phép thay thế dễ dàng các tấm giáp bị hỏng khi chiến đấu hoặc hiện đại hoá xe tăng bằng cách treo vỏ giáp hiệu quả hơn.

Leclerc nhẹ hơn 10 tấn so với Leopard 2 của Đức, nhưng là nhờ giảm kíp xe xuống còn 3 người và giảm kích thước vốn mang nhiều hơn 6 tần vỏ giáp. Việc bỏ thành viên thứ tư của kíp xe đòi hỏi sử dụng máy nạp đạn tự động, cho phép bắn 15 phát/phút, so với 8 phát/phút ở Т-90 của Nga.

Lần đầu tiên, việc điều khiển các bộ dẫn động tháp pháo được thực hiện không phải bằng thiết bị thuỷ lực mà bằng các động cơ điện có khả năng quay tròn tháp xe nặng 19 tấn trong vòng 5 s.

Tuy, loại đạn chính mà Leclerc sử dụng là đạn pháo tăng 120 mm tiêu chuẩn NATO, song về khả năng xuyên giáp, đạn này vượt xa tất cả các xe tăng hiện đại vì pháo nòng trơn 120 mm CN-120-26 của Leclerc dài hơn 1 m so với nòng pháo của tăng Leopard 2 và M1 Abrams.

Nhưng không phải là pháo mà là thiết bị điện tử đã biến Leclerc thành một siêu xe tăng. Về thực chất, xe tăng của Pháp là một máy tính bọc thép mạnh mẽ chạy bằng xích, thông qua mạng không dây nó liên kết với các xe tăng khác và các sở chỉ huy.

Tất cả các thiết bị của Leclerc được kết nối bằng thanh dữ liệu chung 32 bit: các khối điều khiển hoả lưực, trạm khí tượng trên xe, các khí tài quan sát và ngắm bắn, các thiết bị ảnh nhiệt, máy đo xa.... Một bộ xử lý mạnh có thể ở chế độ động phân phối mục tiêu cho các xe tăng để chúng từ vị trí tĩnh có thể tiêu diệt đến 6 mục tiêu trong 1 phút (các xe tăng chỉ có thể tiêu diệt không quá 3 mục tiêu).

Trị giá thiết bị điện tử của Leclerc chiếm gần 60% trị giá xe tăng. Đơn giá của Leclerc là gần bằng 9 triệu USD.

Máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ

F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới, kết hợp trong mình 3 yếu tố: tàng hình đối với radar, tốc độ hành trình siêu âm và khả năng siêu cơ động.

Raptor được chế tạo theo công nghệ Stealth (tàng hình), dựa trên việc áp dụng áp đảo các mặt phẳng nghiêng phẳng với các mép nhọn, và ở ý nghĩa này, nó là sự phát triển của F-117 Nighthawk. Sự tiến bộ trong lĩnh vực này đã cho phép đưa vào cấu trúc của Raptor cả một số mặt phẳng криволинейные.

F-22 Raptor

Vũ khí chính của F-22 gồm 6 tên lửa không-đối-không tầm trung AIM-120С (AMRAAM) ở trong 2 khoang giữa, mỗi khoang chứa 3 tên lửa lắp trên cơ cấu thả thuỷ-khí. Trong 2 khoang hông chứa mỗi khoang 1 tên lửa không-đối-không tầm gần АIМ-9Х. Các động cơ Pratt&Whitney F119 cho phép duy trì tốc độ siêu âm trong suốt chuyến bay trên lãnh thổ đối phương. Xét về độ dài chuyến bay đó, F-22 vượt trội 3-6 lần so với bất kỳ máy bay tiêm kích thế hệ 4 nào.
Máy bay được trang bị một siêu máy tính mạnh của GM-Hughes. Raptor không phải là máy bay tàng hình thần thoại, song tất cả các ưu điểm của nó tổng hợp lại có thể giảm cự lý phát hiện F-22 đến cự ly mà các phương tiện phòng không truyền thống sẽ không thể đánh chặn mục tiêu bay nhanh. Bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ của F-22, nhất là ở bán cầu trước cho phép phi công nhìn thấy trước và tấn công trước kẻ địch.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga

Hệ thống phòng không S-400
dùng để tác chiến chống các mục tiêu bay thế hệ mới như F-22

Triumf là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới có thể lựa chọn sử dụng mấy loại tên lửa có trọng lượng phóng và tầm bắn khác nhau. Điều đó cho phép tạo ra khả năng năng phòng thủ nhiều tầng cả về độ cao và tầm bắn.

Ở giai đoạn bay cuối, loại tên lửa phòng không chủ yếu của hệ thống là 9М96 có thể chuyển sang chế độ siêu cơ động khi mà nhờ hệ thống lái khí động học có thể đạt quá tải 20 g trong vòng 0,025 s.

Tên lửa có phần chiến đấu tạo mảnh nặng 24 kg với vùng sát thương có thể điều khiển. Tên lửa cũng được trang bị hệ thống điểm hoả nhiều điểm cho phép kích nổ đầu đạn ở những điểm nhất định để tạo dòng mảnh định hướng.

  • Nguồn: PM, 2004.

Print Print E-mail Print