Vietnamdefence.com

 

Tàn sát F-35: Ưu thế của máy bay Su so với máy bay Mỹ, châu Âu

VietnamDefence - Bộ quốc phòng Đài Loan lo ngại về ưu thế trên không của không quân Trung Quốc, các hãng tin dẫn báo chí Đài Loan.

Theo thông tin của bộ phận báo chí công ty Sukhoi, nhằm vãn hồi tình thế và tác động đến các chính trị gia có quyền ra quyết định, giới quân sự Đài Loan đã cho rò rỉ thông tin từ báo cáo mật của Bộ quốc phòng Đài Loan lên báo Liberty Times với những đánh giá về các cơ hội của không quân Đài Loan khi đối đầu với không quân Hoa lục.

Theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan "không có khả năng đối chọi" với không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK và Su-30MK2.

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30МК vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.

Các đánh giá này một lần nữa xác nhận thứ hạng cao của trường phái máy bay Nga và OKB Sukhoi. Trước đó, các máy bay Su cũng được Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp, Australia) đánh giá cao.

Tháng 2.2004: Trong các trận không chiến huấn luyện giữa các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15C/D Eagle của Mỹ diễn ra tại căn cứ không quân Elmendorf (bang Alaska), các máy bay Nga đã giành thắng lợi trong 3/4 trận đánh.

Hè 2004: Trong cuộc tập trận Cope India-2004, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện kết quả tuyệt vời trong các trận đánh tập chống F-15C, kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.

Năm 2005: Tờ The Times of India đưa tin, Su-30MK của Không quân Ấn Độ đã chiến thắng các máy bay tiêm kích F-16C của không quân Singapore trong cuộc tập trận chung dài 2 tuần Sindex-Ankush tại căn cứ Gwalior ở Ấn Độ. Các trận không chiến tập bắt đầu từ các trận giao đấu tay đôi giữa các máy bay tiêm kích, sau đó, mỗi bên lần lượt được thêm 1 máy bay. Như vậy, trong các trận đối luyện, có sự tham gia của đến 10 máy bay tiêm kích (5:5).

Theo các nguồn tin Ấn Độ, Su-30K của Không quân Ấn Độ đã giành thắng lợi trong 8/10 trận đánh với các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, còn các máy bay Su-30MKI đã chiến thắng trong toàn bộ 10 trận đánh với các máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Singapore.

Hè năm 2005: Trong cuộc tập trận chung Ấn-Pháp tại Pháp, các phi công Ấn Độ lái Su-30K đã đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI). Phía Pháp kinh ngạc trước trình độ của các phi công Ấn Độ, đặc biệt là khả năng của họ thích nghi nhanh với hệ thống của NATO. Bất chấp chế độ bảo mật về kết quả tập trận, các phi công Pháp đánh giá cao sức cơ động của Su-30 bất kể kích thước lớn của chúng.

Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng, "trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ "lo lắng hơn" so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn".

Năm 2006 và 2007: Tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, các phi công Ấn Độ lái Su-30MKI đã thể hiện trình độ cao trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.
 

Năm 2006: Trong cuôc tập trận Cope India-2006, các phi công Ấn Độ đã đối đầu thắng lợi trong các trận đánh tập không chiến lần này là với các máy bay F-16 của Không quân Mỹ.

Năm 2008: Tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii đã tiến hành cuộc tập trận Mỹ-Australia, trong đó Không quân Australia được mời vì họ có kế hoạch mua nhiều máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II JSF (Joint Strike Fighter) của Mỹ trị giá 16 tỷ USD.

Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".

 
Su-30MKI
 
F-35

Mấy năm trước, có thông tin lọt lên mặt báo chí nước ngoài nói rằng, Malaysia chọn mua Su-30MKM của Nga để trang bị cho không quân của mình phần lớn là do tình báo Malaysia lấy được báo cáo đánh giá so sánh Su-30МК và máy bay Mỹ mà hãng Boeing thu được trong quá trình mô hình hoá tại trung tâm kỹ thuật St. Louis.

 
 
 

  • Nguồn: Oborona,N3.2010; arms-expo.ru.

Print Print E-mail Print