Vietnamdefence.com

 

Syria sẽ là khách hàng lớn nhất của Yak-130UBS

VietnamDefence - Đàm phán Nga-Syria về việc mua bán máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130UBS đã bước vào giai đoạn tiền hợp đồng, một thành viên Đoàn Nga dự Airshow China 2010 cho biết.

Theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), Nga và Syria đã đàm phán về việc mua bán Yak-130UBS hơn 2 năm nay. TsAMTO ước tính, hợp đồng đầu tiên của Syria mua Yak-130UBS sẽ gồm 24-36 máy bay. Sau đó, không loại trừ Syria sẽ mua thêm một lô nữa.

Hiện tại, khối lượng đơn hàng xuất khẩu Yak-130 là 22 chiếc (Libya 6 chiếc và Algeria 16 chiếc).

Triển vọng xuất khẩu sắp tới được đặt vào cuộc thầu của Không quân Indonesia. Nhu cầu của Không quân Indonesia là 16 máy bay.

Lọt vào danh sách rút gọn của cuộc thầu này có T-50 Golden Eagle của công ty Korea Aerospace Industries (KAI, Hàn Quốc), Yak-130UBS (Nga), L-159B của Aero Vodochody, Czech; và FTC-2000 (Trung Quốc).

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục mua máy bay Su-30MK, nên Yak-130 cũng đang được xúc tiến ráo riết vào thị trường Việt Nam. Theo số liệu hiện có, Việt Nam dự định mua ở giai đoạn đầu 8 chiếc Yak-130UBS.

Khách hàng đầu tiên ở Mỹ Latinh có thể là Venezuela, còn ở SNG có thể là Belrarus và Kazakhstan.
Việc Yak-130UBS được họn là máy bay huấn luyện chiến đấu cơ bản của Không quân Nga là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho chương trình marketing nhằm xúc tiến máy bay này ra thị trường thế giới.

Trong số các khách hàng tiềm năng mua máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, theo Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí quốc tế TsAMTO (Nga), có:

• Algeria (12-16 chiếc, lô thứ hai dùng để thay thế L-39, thời hạn chuyển giao dự kiến 2015-2025);
• Belarus (6-12 chiếc, 2015-2020);
• Brazil (6-12 chiếc, 2015-2025);
• Venezuela (12-18 chiếc, để thay thế К-8, 2030-2040);
• Việt Nam (6-12 chiếc, lô thứ hai dùng để thay thế L-39, 2015-2025);
• Ghana (6 chiếc, 2012-2018);
• Indonesia (16 chiếc, mở thầu, 2012-2013);
• Jordanie (12-16 chiếc, 2011-2020);
• Iran (12-16 chiếc, 2016-2020, khi bãi bỏ lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ);
• Yemen (6-12 chiếc, 2015-2025);
• Kazakhstan (6-12 chiếc, 2011-2020);
• Libya (6-12 chiếc, lô thứ hai, 2015-2025);
• Malaysia (18-24 chiếc, để thay thế Hawk, 2025-2030);
• Morocco (6-12 chiếc, 2025-2040);
• Syria (24-36 chiếc, 2011-2020);
• Sudan (6-12 chiếc, 2025-2030);
• Peru (6 chiếc, 2020-2025);
• Thái Lan (6-12 chiếc, để thay thế L-39, 2015-2030);
• Ukraine (12-24 chiếc, 2020-2040).

Danh sách này chưa bao gồm nhiều nước triển vọng mà Yak-130 có cơ hội, song không được đưa ra xem xét vì ngân sách hạn chế (đó là nhiều nước châu Phi và Mỹ Latinh), hoặc do định hướng chính trị hướng vào các nhà sản xuất từ các nước khác. Nghĩa là nhóm khách hàng tiềm năng mua Yak-130 còn lớn hơn nhiều.

Chương trình sản xuất Yak-130UBS theo tính toán của TsAMTO sẽ là hơn 500 máy bay. Trong số đó có gần 300 chiếc có thể được xuất khẩu, còn nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga là 200 chiếc.

Các đối thủ chính của Yak-130UBS trên thị trường thế giới là М-346 (Italia), Hawk Mk.128/Mk.132 (Anh), T-50 Golden Eagle (Hàn Quốc) và L-15 (Trung Quốc).

  • Nguồn: Armstrade, 24.11.2010. 

Print Print E-mail Print