Vietnamdefence.com

 

Biển Đông từ góc nhìn của các chuyên gia phân tích quân sự Nhật Bản

VietnamDefence - Các chuyên gia phân tích quân sự nước ngoài nhận định, trong thời gian gần đây một số quốc gia tại Đông Nam Á chạy đua tăng cường thiết bị và vũ khí quốc phòng là nhằm đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc về mặt quân sự.

Mà mục đích cuối cùng vẫn chính là vấn đề tránh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Nhật Bản cho biết, xét trong bối cảnh hiện nay, nước có khả năng xung đột nhiều nhất vẫn là hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Nguyên nhân khiến các nước trong khu vực tăng cường tiềm lực quân sự.

Theo ông Wiesmann, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), hiện các quốc gia trong khu vực này không ngừng tăng cường mua nhiều loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo… Mặc dù trong tình trạng kinh tế suy thoái mạnh như hiện nay, song sức mua này cũng chỉ giảm đi một phần.

Không lâu trước đây, Trung Quốc đã cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, điều này tác động không nhỏ tới an ninh của khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của SIPRI, trong khoảng thời gian từ năm 2005-2009, lượng vũ khí mà Indonesia nhập khẩu đã tăng 84% so với 5 năm trước đó, trong khi mức tăng cùng thời gian đó của Singapore là 146%, của Malaysia là 722%. Năm ngoái Singapore đã mua 6 tàu hộ vệ, 32 máy bay chiến đấu, đồng thời đặt mua 2 tàu ngầm và 12 máy bay chiến đấu. Malaysia mua 2 tàu ngầm, 6 tàu hộ vệ, 26 máy bay chiến đấu, Indonesia mua 4 tàu hộ vệ, 4 máy bay chiến đấu.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện hầu hết các nước trong khu vực mua vũ khí nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngự do các tàu hộ vệ đều thuộc loại nhỏ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3. Trong đó, chỉ có Việt Nam đặt mua một số ít tàu ngầm và máy bay chiến đấu Su-30 của Nga là có một chút khả năng tiến công trên biển.

Cũng theo các đánh giá này, Singapore là quốc gia có “tầm nhìn” hơn cả. Nguyên nhân là do nước này thấy rõ việc Mỹ không thể từ bỏ ý định “lấn sân” tại khu vực này. Vì thế, một khi các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc xảy ra chiến sự, Singapore hy vọng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp. Chính vì thế nước này luôn giữ một trạng thái quân sự tương đối “cân bằng” tại khu vực.

Các chuyên gia cũng nhận định, thái độ và lập trường của Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Do nếu chiến sự xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vận tải đường biển điều này gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Mỹ.

Theo ông June Teufel Dreyer, một chuyên gia phân tích quân sự thuộc Đại học Miami, cho rằng, theo thực lực quân sự hiện nay, nếu đơn phương song đấu thì rất khó có nước nào trong khu vực Đông Nam Á có khả năng “ngang cơ” với Trung Quốc. Nếu như dùng biện pháp vũ lực để phân định thì Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn. Song xét một cách toàn diện, chiến sự rất khó xảy ra do hiện các nước Đông Nam Á đã tiến hành kết đồng minh quân sự, bên cạnh đó việc nhiều nước tham gia các cuộc tập trận chung cũng khiến cho Trung Quốc phải dè chừng.

Một nguyên nhân nữa khiến Trung Quốc không thể dùng biện pháp quân sự đó là vấn đề có hay không sự can thiệp của Mỹ. Do lợi ích của Mỹ tại khu vực này tương đối lớn nên sẽ có hai trường hợp xảy ra.

Thứ nhất, Mỹ sẽ không can thiệp nếu như đó chỉ là cuộc chiến giữa một nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Do sự mất cân bằng về quân sự nên cuộc chiến này sẽ kết thúc chỉ sau vài ngày.

Thứ hai, Mỹ sẽ can thiệp mạnh tay đồng thời có thể đưa ra Quốc hội thảo luận vấn đề này nếu như đó là cuộc chiến giữa Trung Quốc và liên minh các nước Đông Nam Á. Bởi vì khi đó tình hình chiến sự sẽ tác động đến vận tải hàng hải của Mỹ tại khu vực này.

Tuy nhiên, dù cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào thì các nước cũng đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bởi các bằng chứng lịch sử đều cho thấy hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các nước không thể vì lợi ích kinh tế mà thiếu tôn trọng đối với chủ quyền của quốc gia và các công ước quốc tế về biển.

Print Print E-mail Print