Vietnamdefence.com

 

Báo chí Trung Quốc lý sự cùn về chuyện sao chép Su-27

VietnamDefence - Ngày 7.12.2010, tờ báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ) đã đăng bài báo nói rằng, thành công của công nghiệp hàng không Trung Quốc phần nhiều là nhờ sao chép các máy bay tiêm kích Nga. Nhưng đánh giá đó đối với nhiều chuyên gia cũng giống như câu ngạn ngữ “Thấy cây mà chẳng thấy rừng”.

Tờ báo Mỹ viết rằng, sau khi Liên Xô sụp đổ, do quá thiếu ngoại tệ, Kremlin đã bắt đầu bán cho Trung Quốc một số lượng lớn vũ khí, trong đó có niềm tự hào của Không quân Nga là máy bay tiêm kích Su-27. Theo WSJ, Trung Quốc đã nhập vũ khí này để sao chép, trong đó có radar và thiết bị hàng không, đỉnh điểm là việc chế tạo động cơ làm nhái. WSJ cho rằng, J-11B của Trung Quốc là “sự bắt chước giản đơn” Su-27.

Nhưng trên thực tế, một số báo chí quân sự phương Tây cho rằng, J-11B không phải là sự mô phỏng đơn giản tiêm kích của Nga. Một tạo chí Australia viết rằng, trên tiêm kích của Trung Quốc có nhiều kết cấu độc đáo, cho phép không coi các máy bay này chỉ là hàng nhái thuần túy. Mặc dù khung thân và động cơ máy bay giống nhau, trên tiêm kích Trung Quốc có lắp hệ thống màn hiển thị chính diện, trạm hồng ngoại hoàn toàn khác, “buồng lái kính” rất độc đáo và các bộ phận khác nữa.

Nhưng thú vị hơn là ở Nga người ta nghĩ gì về việc này. Mấy năm trước, báo chí Nga cho biết, theo một số nguồn tin, Giám đốc tập đoàn Sukhoi Mikhail Pogosyan đã nhấn mạnh rằng, Nga không bao giờ đặt ra vấn đề này với Trung Quốc: “Chúng tôi cho rằng, Trung Quốc có khả năng triển khai sản xuất các bộ phận của mình, “các chuyên gia” Mỹ đang cố tình thổi phồng vấn đề này để gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc”. Phương Tây đang làm ầm ĩ để đánh vào lợi ích của các nhà sản xuất vũ khí Nga.

Lịch sử hợp tác trong lĩnh vực hàng không giữa hai nước có lịch sử lâu dài. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô, tại Trung Quốc đã triển khai sản xuất các tiêm kích tiên tiến hồi đó là J-6 (MiG-19). Thế hệ tiếp theo là tiêm kích MiG-21 (J-7) đã được sản xuất chủ yếu bởi nỗ lực của công nghiệp Trung Quốc vốn đã bắt đầu phương hướng tự lực.

Tiêm kích J-8 đã gần như là phát triển hoàn toàn của Trung Quốc, sau đó đã chế tạo các tiêm kích JF-17 và J-10, những máy bay đánh dấu sự hoàn tất những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng tiềm lực của riêng mình trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các loại tiêm kích hiện đại.

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển tiêm kích thế hệ mới, điều này cho thấy sự tiến bộ lớn của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Người ta có cơ sở để cho rằng, sắp tới Trung Quốc sẽ đạt trình độ thế giới trong lĩnh vực này. 

  • Nguồn: mil.news.sina.com.cn, MP, 11.12.2010.

Print Print E-mail Print