Vietnamdefence.com

 

Điệp viên thế kỷ XX: Thuỷ thủ kiêm tình báo viên Sergey Pleshcheyev

VietnamDefence - Trong thời gian chiến tranh Nga-Thổ (1768-1774), Nga đã quyết định phái đến Địa Trung Hải các chiến hạm để tác chiến trên các tuyến giao thông của Thổ, bắn phá các đồn binh ven biển, thu hút một phần lực lượng bộ binh và hải quân của địch từ các hướng Danuyp và Crime.

Như đã nói trong thư của Nữ hoàng Ekaterina ngày 29 tháng 1 năm 1769, mục tiêu của cuộc viễn chinh là “thực hiện các hành động phá hoại lớn từ phía Hy Lạp, trên đất liền cũng như trên các đảo của Quần đảo”. Quần đảo ở đây là chỉ quần đảo Ion.

Việc chuẩn bị hoạt động phá hoại được giao cho Aleksei Grigorievich Orlov, người đã chữa bệnh tại Italia từ mùa thu năm 1768. Khi sống tại Pisa, thủ đô của công quốc Tuscany, Orlov đã lập tức liên hệ với người Hy Lạp, người Montenegro và người Albania. Công quốc có quan hệ hữu hảo với Nga này không những giành cho các tàu Nga sự ưu đãi ở các cảng của mình mà còn hỗ trợ cho hoạt động dũng cảm của Orlov. Aleksei Grigorievich đã quyết định tổ chức một cuộc khởi nghĩa đồng loạt của các dân tộc đã đấu tranh từ lâu cho độc lập ở các vùng khác nhau của đế quốc Ottoman rộng lớn. Các đơn vị đổ bộ được chở trên các tàu Nga có nhiệm vụ hỗ trợ, còn các sĩ quan Nga đã phải làm các cố vấn trong các đơn vị quân khởi nghĩa.

Trước khi bức thư nổi tiếng được ký, trong các báo cáo gửi Nữ hoàng Ekaterina, Orlov đã tỏ ý mong muốn đặt quan hệ với các quốc gia “trên vùng bờ man rợ” - Tripoli, Angiêri, Tunis, nơi mà quyền lực của quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ thực tế chỉ là danh nghĩa.

Người ta đã không tiến hành được cuộc khởi nghĩa đồng loạt. Nhưng vào tháng 2 năm 1770, binh đoàn tàu của Đô đốc G.A. Spiridov đã đổ quân lên Itilon. ở Hy Lạp và Albania, nhân dân đã vùng lên chống lại ách đô hộ Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Nga chiếm Mizitra và Navarin.

Quân Thổ không chịu để yên. Với sự giúp đỡ của các cố vấn quân sự Pháp, chúng đã tăng cường phòng thủ lối vào eo biển Dardamell từ phía biển Êgiê. Nhưng dù sao thì Dardanell cũng vẫn bị các binh đoàn tàu Nga hoạt động ở Đông Địa Trung Hải và biển Êgiê phong toả gây cản trở cho việc vẫn chuyển ngũ cốc từ vựa lúa chính của đế quốc Ottoman là Ai cập. Trong thời gian này, lực lượng Thổ đã bị phân tán đi bảo vệ vùng bờ biển. Ngày 26 tháng 7 năm 1770, hạm đội Nga đã đánh tan hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ ở vịnh Chesmen.

Xét đến việc hạm đội Nga đã làm chủ hoàn toàn Địa Trung Hải, viên tổng trấn Thổ Nhĩ Kỳ ở Ai Cập là Ali Bey (1728-73) đã thực sự nghĩ đến khả năng tuyên bố Ai Cập độc lập tách khỏi với đế quốc Ottoman.

Ali Bey xuất thân từ Abkhazia (Kapkaz), sinh năm 1728 trong một gia đình tu sĩ. 13 tuổi bị bắt cóc và bán cho thủ lĩnh người Mameluke là Ibrahim Cathoda. Cậu bé được người ta cho nhập đạo Hồi và đổi tên thành Ali Bey.
Trong thời gian này cai trị Ai Cập trên thực tế không chỉ là viên quan đại diện của quốc vương, tức Pasha (Tổng trấn) mà còn có cả Divan bao gồm 24 thủ lĩnh của người Mameluke, các tỉnh trưởng các tỉnh của Ai Cập. Người đứng đầu được bầu ra của các thủ lĩnh, hay shah al-baljad, đã phế bỏ nhiều lần, thậm chí đuổi khỏi Cairô các quan đại diện của quốc vương Thổ.

Từ năm 1744, shah al-baljad là ông Ibrahim Cathoda, cũng là người vùng Kavkaz. Thủ lĩnh Ali Bey tài năng và dũng cảm đã nhanh chóng trở thành cánh tay phải của ông.

Năm 1763, Ali Bey đã giữ chức vụ của người đỡ đầu mình, nhưng 2 năm sau đã buộc phải chạy sang Syria và ở đó đã kết bạn với lãnh chúa vùng Galilee và Aqqui Dager Omar.
Năm 1776, Ali Bey quay lại nắm quyền. Nhiều bạn chiến đấu của Ali Bey là người Gruzia, Cherkes và Abkhazia đã biết rất rõ sự ủng hộ mà nước Nga dành cho các dân tộc mình trong cuộc đấu tranh vì độclập. Lúc đó, Ali Bey đã quyết định thiết lập quan hệ với cường quốc Nga vĩ đại để đảm bảo nền độc lập của Ai Cập.

Khi chiến tranh Nga Thổ bắt đầu, Ali Bey đã nhận được lệnh của quốc vương Thổ yêu cầu trang bị và gửi 12 quân đến để giúp quân Thổ. Những cừu nhân của Ali Bey đã tố cáo với quốc vương Thổ là Ali Bey đang thành lập quân đội không phải là để giúp đỡ đế quốc Ottoman mà là để đánh nó từ sau lưng. Quốc vương Thổ hạ lệnh phải mang đến cho ông ta thủ cấp của tên phản nghịch. Nhưng người của Ali Bey đã cướp được lệnh đó. Bây giờ thì Ali Bey không còn lối thoát nào khác ngoài việc tuyên bố độc lập. Quan tổng trấn Thổ bị đuổi khỏi Ai Cập và người ta bắt đầu đúc lấy đồng tiền của mình.

Là một chính trị gia thông minh và tinh tế, Ali Bey đã hiểu là muốn chiến thắng trong cuộc chiến đấu với quân Thổ thì phải cần đoàn kết được tất cả các lực lượng chống Thổ. Vì thế mà ông đã liên minh không chỉ với người Arập mà cả với người Venice. Và mùa xuân 1771, ông đã gửi đến bộ chỉ huy hạm đội Nga trên đảo Paros một thủ hạ thân tín là Yakov người Armenia. Về công khai thì Yakov có nhiệm vụ tìm hiểu vụ rắc rối khi một tàu Nga đã chiếm giữ các tàu chở gạo chở cho đồng minh Syria. Hiển nhiên là họ coi gạo này là của Thổ. Đồng thời, Ali Bey đã qua Yakov gửi một bức thư cho A.G. Orlov. Ali Bey bày tỏ “nguyện vọng muốn ký một hiệp ước liên minh vĩnh viễn với Nữ hoàng Nga và cùng chống lại những kẻ thù chung của họ” và đề nghị bá tước Orlov trang bị cho hạm đội và quân lính của ông ta lương thực và tiền bạc một khi ông bị thiếu. Thực ra thì để gặp được Orlov, Yakov đã phải đến tận Livorno. Orlov hứa sẽ chuyển thư tới Nữ hoàng Nga và khi cần thiết sẽ ra tay giúp đỡ người cầm quyền Ai Cập.

Tháng 12 năm 1771, thêm một nhân vật thân tín nữa, bộ trưởng thứ nhất của Ali Bey, cựu thương gia người Venice là Rosseti đã đến Paros. Ali Bey xin Đô đốc Spiridov chiếm cho Ai Cập đảo Sip. Đô đốc vẫn chờ đợi. Chúng ta không được biết nội dung câu trả lời của ông, nhưng rõ ràng là cả hai bên đã rất dè chừng nhau. Mùa xuân năm sau, sự phản bội kinh tởm của tổng tư lệnh Ismail Bey và con nuôi Abu-al-Dhahab đã buộc Ali Bey cùng với 7 ngàn lính Marmeluke trung thành và bạn bè phải rút khỏi Cairô. Trước đó, Ali Bey lại cử Yakov người Armenia đến đảo Paros để “trình bày tình thế của mình và xin giúp đỡ”.

Trận đánh Chesme

Cuối tháng 5 năm 1772, một phân hạm đội Nga do tướng tuỳ giá Georgia Rizo chỉ huy đã được phái đến bời biển Syria để giúp Ali Bey.

Các sứ giả của Ali Bey đã đến thăm các tàu Nga đang đậu ở Jaffa để báo tin là các đơn vị của chủ nhân họ và Dager Omar đang bị đạo quân Thổ 30 ngàn quân vây hãm ở Saida. 3 tàu nhỏ của Nga được cử ngay đến đó. Chúng đã bất thần xuất hiện, buộc 11 tàu Thổ phải rút chạy khỏi cảng họ và bắn phá doanh trại địch. Đồng thời, Ali Bey tiến đánh quân Thổ trên bộ buộc quân Thổ phải rút chạy sau khi bị tổn thất 1/3 lực lượng.

Hạm đội Nga và quân đội của Ali Bey đã bắt đầu phối hợp tác chiến với nhau như vậy. Trong một thời gian dài, sứ giả của Ali Bey là viên cận thần thân tín Giulphikar, người đã được binh đoàn tàu của tướng Rizo chở đến Paros. Mãi đến ngày 29 tháng 8 năm 1772, Giulphikar mới trở về trên chiếc tàu vận tải Tartar của Nga. Chiếc tàu Tartar treo cờ Anh và do một thuyền trưởng người Anh chỉ huy. Cùng với Giulphikar, trên tàu còn có Yakov người Armenia, đại uý kỵ binh Kligenau và trung uý hải quân Nga Sergey Pleshcheyev. Thế là ông đã bắt đầu bước lên sân khấu. Viên trung uý chỉ mới 20 tuổi, nhưng lại có thừa kinh nghiệm và sự quả cảm. Vào năm 1765, anh là một trong những học viên võ bị xuất sắc nhất của trường võ bị hải quân được cử đến Anh không chỉ để thực tập nghề đi biển mà cả học tiếng Anh. Pleshcheyev đã làm việc trên các tàu của hạm đội Anh cho đến cuối 1770 và đã tinh thông cả nghề đi biển lẫn tiếng Anh không kém bất kỳ người Anh nào.

Tại London, anh chuyển sang các tàu Nga thuộc binh đoàn tàu viễn chinh đến quần đảo Ion.

Giulphikar mang theo lá thư của Aleksei Orlov gửi Ali Bey, còn Pleshcheyev và Kligenau thì phải chuyển cho quốc vương Ai Cập 3 khẩu pháo 4 funtt, 8 thùng thuốc súng, 500 quả đạn và 3 càng pháo.

Ngày 7 tháng 9, Ali Bey vui mừng chào đón các sĩ quan Nga trong hành dinh dã chiến của mình ở thành Jaffa dang bị vây hãm. Lúc này, Ali Bey rất hy vọng vào sự giúp đỡ của nước Nga. Trong cuốn nhật ký của mình “Ghi chép hàng ngày trên đường đi từ đảo Paros của quần đảo (Ion) thuộc Nga đến Syria và đến các địa danh đáng nhớ trong địa hạt Jerusalem, cùng với thời kỳ ngắn những thành tựu của Ali Bey”, Sergey Ivavanov Pleshcheyev đã viết: “Nhiều người đã đến hỏi: Số tàu Nga còn lại sẽ đến nhanh chứ và số lượng chúng là bao nhiêu? Theo yêu cầu của thủ lĩnh, chúng tôi trả lời rằng, nếu gió thuận thì đã có một đoàn chiến hạm đông đảo theo sau chúng tôi sự cho chúng ta; lúc đó thì chỉ có những lời phao đồn, còn sự thật ra sao rồi thì nhân dân nhất định sẽ cố hiểu ra”.

Sứ mạng người thuỷ thủ này thật đặc biệt. Anh có trách nhiệm tìm hiểu thực trạng của quân đội của Ali Bey và các đồng minh của ông. Đó cũng là nhiệm vụ bí mật mà Aleksei Grigorievich Orlov giao cho. Vì khi đó đang có lệnh ngừng bắn với Thổ, nên Sergey Pleshcheyev đã giả làm người cho Anh, một việc quá dễ với anh.

Nhưng viên trung uý hải quân không chỉ phải thực hiện nhiệm vụ của một tình báo viên. Ali Bey yêu cầu anh áp dụng mọi nguyên tắc nghệ thuật quân sự để lên kế hoạch công phá Jaffa mà hai tháng vây hãm vô hiệu đã làm nản lòng quân sĩ. Pleshcheyev và Klingenau đề xuất với Ali Bey tiến hành công phá Jaffa đồng thời cả trên bộ và từ biển. Ngày 13 tháng 9, người thuỷ thủ kiêm tình báo viên Nga đã nhận lệnh chỉ huy 3 chiến hạm mà Dager Omar chi viện cho Ali Bey. Kiligenau ra lệnh cho toàn bộ pháo binh bắn thủng bức tường của thành phố. Mặc dù Ali Bey đã cực kỳ dũng cảm, “đích thân chạy khắp nơi với khẩu súng trường trong tay” nhưng trận đánh vẫn thất bại. Còn ngày hôm sau, một viên đạn lạc đã giết chết Kligenau trong pháo đài.

Mười ngày sau, Pleshcheyev từ giã Ali Bey và sau khi ghé thăm Jerusalem, đã trở về Paros. Ali Bey gửi anh mang đi hai lá thư: một cho G.A. Orlov “dù sao cũng cảm ơn ông đã ủng hộ”, còn lá thứ kia được gửi cho Nữ hoàng Ekaterina xin giúp đỡ. Các lá thư này được Sergey Ivanovich Pleshcheyev và đặc sứ của Ali Bey là Suleiman Kiagaya đem đi.

Thành Jaffa mà viên trung uý Nga từng tham gia công phá đã đã thất thủ ngày 1 tháng 2 năm 1773, nhưng số phận của Ali Bey, người mà sau đó đã được một đội tàu Nga chở quân đổ bộ dưới quyền đại uý Kozhukhov chỉ huy đến hỗ trợ, đã kết thúc thật bi thảm.

Tên Abu-al-Dhahab nham hiểm hứa trả lại quyền cai trị Ai Cập, và Ali Bey đã chỉ đem theo hai ngàn kỵ binh tiến về Cairô. Dager Omar thì vẫn ở lại Syria. Ngày 13 tháng 4 năm 1773, Ali Bey bị trọng thương và bị bắt trong trận đánh với Abu-al-Dhahab tại Salahje. Thủ cấp của Ali Bey bị chặt và gửi về Istalbun. Than ôi! Viện binh của Nga đã quá chậm chân.

Nhà tình báo trên biển Segey Pleshcheyev đã mô tả tỷ mỷ hành trình của mình với những câu chuyện về các thành phố, hải cảng, về thương mại, về các công trình phòng thủ của Syria và Palestine.

Một năm sau, cuốn nhật ký đã nêu trên của nhà tình báo Nga đã được xuất bản tại St. Petersburg và được in ở Riga bằng tiếng Đức vào năm 1773.

Năm 1775, tình báo viên can trường này đã có chuyến công tác ở Constantinople trong thành phần sứ quán của Repnin. Trong thời gian làm việc ở sứ quán, Pleshcheyev đã tính toán ghi chép và đo đạc eo biển Dardanell và sau đó đã mô tả các thành phố pháo đài Sinop và Trapezund.

Sau đó, viên sỹ quan hải quân Nga này đã tiếp tục công việc mà Lomonosov đã khởi xướng trong lĩnh vực địa lý, đã kết thân với nhà khai sáng Novikov và năm 1786 đã xuất bản cuốn sách rất nổi tiếng “Tổng quan hiện trạng đế quốc Nga”. Tác phẩm này đã được tái bản nhiều lần và đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Đức.

Kinh nghiệm của một tình báo viên cũng rất hữu ích với Pleshcheyev-nhà địa lý. Ông cũng đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga những ký sự về chuyến đi của Huân tước Baltimore từ Constantinople đến qua Rumelia. Vùng Rumelia vào thế kỷ XVII-XVIII gồm có Bungaria, Serbia, Albania, Macedonia, Epirus và Phessalia bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng. Cuốn sách mang đậm tính cẩm nang tra cứu này đã được tình báo viên hải quân đưa thêm một loạt những hiệu đính, bổ sung và ghi chú. Bản dịch này cũng đã được xuất bản nhiều lần.

Nhà đi biển kiêm tình báo viên Pleshcheyev đã qua đời 1822.

Print Print E-mail Print