Vietnamdefence.com

 

Điệp viên thế kỷ XX: Vụ án chuẩn uý Prime

VietnamDefence - Theo đánh giá của Lầu Năm góc thì những thiệt hại do Prime gây nên cho liên minh do thám vô tuyến điện Mỹ-Anh là một tỷ đô la.

Geoffrey Arthur Prime
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô đã nắm được nhiều bí mật của hoạt động do thám vô tuyến điện của các nước phương Tây. Nhưng bức tranh còn lâu mới hoàn chỉnh và người ta cần phải nghiên cứu kỹ xem cụ thể là những bí mật nào của nhà nước Xôviết đã rơi vào tay đối phương. Cần phải có những tin tức từ một chuyên gia am hiểu được quyền tiếp cận với các thông tin do thám vô tuyến điện được lấy từ các đường dây liên lạc của Liên Xô. Cuối cùng thì người ta cũng đã tìm thấy một chuyên gia như thế.

Vào đầu tháng 1 năm 1968, chuẩn uý Geoffrey Arthur Prime từ lễ hội Phục sinh quay về căn cứ do thám vô tuyến điện của lực lượng không quân Anh ở Tây Berlin. Khi xe qua trạm  kiểm soát ở Berlin, anh ta đã đưa cho viên sỹ quan Liên Xô một tờ giấy đề nghị các đại diện tình báo Liên Xô liên lạc với anh ta.

Prime là con người bất lực, cả về mặt xã hội lẫn tình dục. Khi còn ở học phổ thông, anh ta đã nổi tiếng là một học trò trốn học. Trong lực lượng không quân mà anh ta gia nhập từ 1956, anh ta là một kẻ thích sống cô độc. Với đời sống không bình thường về tình dục, anh ta tiêu khiển bằng cách quay các số điện thoại bất kỳ để nói những lời tục tĩu. Sau khi phục vụ một thời gian ở Kenia, từ năm 1964, Prime tiếp tục làm việc tại trạm chặn thu tại sân bay quân sự Tây Berlin.

Tờ giấy mà Prime gửi lại trạm kiểm soát ở Berlin lại không lọt vào tay các nhân viên Tổng cục I (PGU) chuyên trách về tình báo của KGB, mà lại lọt vào tay các nhân viên của Cục III vốn khiêm tốn hơn và chuyên trách về đảm bảo an ninh trong lực lượng vũ trang Liên Xô. Cục III này đôi khi  cũng thành công trong việc  tuyển mộ các quân nhân cấp thấp của phương Tây đã phục vụ ở Đức và rất muốn chơi trội với PGU khi tuyển mộ Prime. Trong mảnh giấy gửi lại, Prime đã đề nghị các nhân viên tình báo Liên Xô gặp anh ta tại một nhà hàng. Lần sau khi đi qua trạm kiểm soát trên tay nắm cửa ôtô của mình, Prime đã tìm thấy một cái ống nhỏ bằng nam châm chứa thư trả lời, trong đó đã chỉ định địa điểm gặp gỡ ga tàu điện ngầm thay cho nhà hàng.

Prime đã gặp được các nhân viên Cục III và tại cuộc gặp này, người ta đã hỏi cặn kẽ về bản thân anh ta và công việc của anh ta. Trong các câu chuyện với các nhân viên Cheka, Prime đã đổ  lỗi cho hệ thống tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân gây nên mọi sự không may và không thành đạt của mình. Hình ảnh Liên Xô đã hình thành trong anh ta dưới tác động của các ấn phẩm tuyên truyền của Liên Xô bằng tiếng Anh và các chương trình phát thanh tiếng Anh của đài phát thanh Moskva, hoá ra đã hấp dẫn anh ta hơn so với hiện thực tư bản xung quanh. Và mặc dù trong các buổi gặp gỡ với các nhân viên Cheka, Prime luôn khẳng định  rằng mọi hành động của anh ta đều hoàn toàn xuất phát từ động cơ lý tưởng, nhưng lần nào anh ta cũng vui vẻ nhân 30-40 bảng Anh tiềng thưởng cho những “thành quả lao động” của mình.

Thời hạn phục vụ của Prime trọng lực lượng không quân Anh đã hết vào tháng 8 năm 1968. Theo thoả thuận với các sĩ quan chỉ đạo của KGB, Praime đã vào làm việc ở Trung tâm thông tin liên lạc của chính phủ GCHQ (Government Communications Headquarters), cơ quan tình báo vô tuyến điện của Anh. Tại đây, Prime làm nhiệm vụ xử lý các tin tức lấy được từ các kênh liên lạc vủa Liên Xô. Trước khi bắt tay thực hiện những nhiệm vụ mới ở GCHQ, Prime đã sống một tuần trong một nhà mật của KGB ở Đông Đức. Tại căn hộ này, người ta đã dạy Prime sử dụng điện đài, kỹ thuật mã hoá tin tức, soạn thảo các báo cáo siêu nhỏ, sử dụng máy chụp vi ảnh. Sau mỗi ngày học xong, anh ta lại bị khoá trái trong phòng. Trướ khi bay sang Anh, Prime được giao một chiếc valy con, trong đó có bộ sổ mật mã, một bộ dụng cụ viết mật và 400 bảng Anh tiền mặt.

Bảy năm rưỡi đầu ở GCHQ, Prime làm việc tại đơn vị giải mã đặc nhiệm, còn được gọi là nhóm xử lý tin London. Đến mùa thu năm 1969, Prime đã kết thúc các khoá học nâng cao tay nghề và thi xong môn tiếng Nga. Nhân dịp này, anh ta đã nhận được lời chúc mừng từ Moskva và 400 bảng Anh tiền thưởng.

“Việc điều tra” Prime vậy là vẫn thuộc trách nhiệm của Cục III của KGB - họ từ chối chuyển giao “ngôi sao” này cho PGU. Người ta đã đề nghị Prime tự chọn địa điểm liên lạc trực tiếp với liên lạc viên. Anh ta thích nước áo hơn vì anh ta biết tiếng Đức. Nhưng chủ yếu việc liên lạc của anh với KGB đã được thực hiện chủ yếu thông qua các lá thư viết bằng mực mật gửi qua các “hòm thư bưu điện” và qua các chương trình phát thanh của đài phát thanh Moskva. Việc bảo mật cho khâu liên lạc với Prime đã được duy trì giữ ở mức cao nhất. Trong vòng bảy năm rưỡi làm việc ở nhóm xử lý tin London (từ tháng 9 năm  1968 đến hết tháng 3 năm 1976), và sau một năm rưỡi làm việc ở sở chỉ huy GCHQ tại Cheltenham, ở vùng Glouchestershire (từ tháng 3 năm 1971 đến hết tháng 9 năm 1977), không một lần nào Prime bị nghi ngờ. Mà làm sao có thể nghi ngờ được người chịu trách nhiệm về chế độ bảo mật ở một trong các đơn vị  của GCHQ như Prime. Đặc biệt là trong trách nhiệm của Prime còn có nhiệm vụ viết báo cáo tổng kết hàng năm về ngăn ngừa vi phạm chế độ bảo mật ở đơn vị GCHQ mà anh ta được giao phó. Prime đã chấm dứt sự nghiệp của mình ở GCHQ trên cương vị trưởng ban trong nhóm phân tích các bản tin mật mã Liên Xô cần giải mã.

Sau khi rời GCHQ, Prime cắt đứt quan hệ với KGB, ly dị và lấy vợ lần thứ hai. Anh ta vào làm nghề lái xe taxi và thỉnh thoảng lại chở các đồng nghiệp cũ của mình từ bến xe đến nơi làm việc. Năm 1980, KGB nối lại quan hệ với Prime, sau đó trong lần gặp gỡ ở Viên, anh ta đã chuyển cho Moskva hơn 15 cuộn phim (đa số các cuộn phim đó, như sau này người ta nói với anh ta, có chất lượng hiện rất tồi), cũng như một số bản photocopy và băng ghi mà anh ta giữ lại sau khi rời khỏi GCHQ. Prime đã nhận được 600 bảng Anh cho những tài liệu đó. Năm 1981, Prime đến Potsdam để đưa cho liên lạc viên của mình từ KGB các bản  thuyết minh các tài liệu đã được bán cho tình báo Liên Xô một năm trước đó. Lúc chia tay, anh ta đã nhận được 4.000 bảng Anh. Prime đã phớt lờ các lời khuyên của KGB để lại quay về làm ở GCHQ và xin làm  giáo viên  tiến Nga của Cục Đào tạo của Quân đội Anh, nơi mà anh ta có thể tuyển chọn được các ứng cử viên để sau này làm việc cho KGB.

Có lẽ người ta đã không thể phát giác được Prime, nếu như anh ta không có những lệch lạc về tình dục. Chả là anh ta thường thích, nói bằng ngôn ngữ tư pháp, thực hiện các hành vi dâm dục với các nữ sinh phổ thông nhỏ tuổi. Tháng 4 năm 1982, cảnh sát đã nhận được đơn mô tả chính xác chiếc ôtô của “con yêu râu xanh” và Prime bị bắt do bị tình nghi phạm tội. Anh ta đã thú tội. Lẽ ra sẽ chả có chuyện gì xảy ra, nếu như anh ta, trong một phút yếu mềm ở trong tù, không nói cho vợ mình lúc vào thăm là anh ta đang có một cuộc sống hai mặt. Không hề đắn đo, chị ta ngay lập tức báo cho cảnh sát. Đồng thời, báo cả việc chị ta đã phát hiện được dưới gầm giường các vật dụng gián điệp  - sổ mật mã và một tập phong bì có địa chỉ liên lạc ở Đông Berlin. Tháng 6, Prime đã thú nhận tất cả.

Theo đánh giá của Lầu Năm góc thì những thiệt hại do Prime gây nên cho liên minh do thám vô tuyến điện Mỹ-Anh là một tỷ đô la. Trong 10 năm, Prime đã chuyển cho KGB những tài liệu chi tiết về cơ cấu của GCHQ, địa điểm bố trí trạm chặn thu của nó, biên chế nhân sự và nhiều vấn đề khác nữa. Và mặc dù ở GCHQ lúc đó có không dưới 10% của 60.203 nhân viên thuộc quân số chính thức khi đó của Cục An ninh Quốc gia Mỹ NSA đang làm việc; người Anh vẫn được người Mỹ xem như những người bạn tin cậy và được ưu tiên tiếp cận với  tất cả những thông tin mà NSA có. Prime cũng có được đặc quyền ấy. Ngoài ra, trong một năm làm việc tại Cheltenham, Prime đã dùng đặc quyền này để nghiên cứu những tài liệu tuyệt mật về những thành công và thất bại của GCHQ trong việc giải mã các bức điện chặn thu được trên các kênh liên lạc của Liên Xô.

Mặc dù vậy thì cách đánh giá thiệt hại của Lầu Năm góc cũng là quá phóng đại. Đúng vào năm Prime làm việc tại Cheltenham và có quyền tiếp xúc rộng rãi nhất với những  bí mật của GCHQ thì những chỉ thị của Cục III của KGB mà anh ta nhận qua đài phát thanh không hiểu vì lý do gì mà không được giải mã nữa. Kết quả là đã bị đứt liên hệ với Prime và phần lớn những tin tức thu được ở Cheltenham anh ta chỉ chuyển được vào năm 1980 ở Viên, nhưng đã bị hư hại nặng.

Sau khi Prime bị bắt giữ, GCHQ đã “chơi lại” Cục III vì cục này đã chiếm được một điệp viên quý giá của KGB trong hệ thống do thám vô tuyến điện kể từ thời điệp viên Cairncross. Các nhân viên Cục III đã bị đổ lỗi là không biết duy trì liên lạc liên tục với Prime, trong khi cũng thời gian ấy thì Tổng cục I (PGU) lại làm được điều đó với một điệp viên khác của KGB có quyền tiếp cận được với các bí mật quân sự của Mỹ.

Năm 1982, Prime bị kết án 33 năm tù vì hoạt động gián điệp và thêm 3 năm nữa vì tội lạm dụng tình dục vị thành niên. Prime phải chịu án lần lượt hai hạn tù trên. Prime đổ lỗi của mọi chuyện cho cái mà theo lời anh ta là “sự hình dung lý tưởng hoá quá mức về chủ nghĩa cộng sản Nga đã ảnh hưởng quá sâu sắc đến các vấn đề tâm lý nội tâm”.

Từ trước khi Prime bị phát giác thì lãnh đạo NSA đã nhiều lần nêu lên sự cần thiết phải đưa biện pháp thử bằng máy ghi tim vật lý vào áp dụng trong hệ thống kiểm tra nhân viên. Sau khi xem xét kết quả điều tra vụ Prime, chính phủ Anh cuối cùng đã thông qua một quyết định quá chậm trễ sử dụng máy ghi tim vật lý trong các cơ quan tình báo.

Print Print E-mail Print