Vietnamdefence.com

 

Tình báo Trung Quốc ‘làm hỏng’ các giáo sư Nga

VietnamDefence - Bán bí mật tên lửa, hai giáo sư Nga hầu tòa.

Gián điệp của 2 nước khiến Cơ quan An ninh Liên bang Nga FSB đau đầu nhất. Hoạt động ráo riết nhất chống nước Nga là Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, người Mỹ quan tâm hơn đến tình báo chính trị, họ tuyển mộ điệp viên ảnh hưởng trong giới chóp bu chính quyền và kinh doanh. Các đệ tử của Mao thì tập trung vào gián điệp công nghiệp. Tình báo Trung Quốc đang săn lùng bí mật kỹ thuật quân sự trên toàn thế giới. Ở Nga, gián điệp Trung Quốc quan tâm nhất đến công nghệ tên lửa. Một đại tá FSB chia sẻ về vụ scandal gián điệp Trung Quốc mới.

Vụ án hình sự số 287813

Đại học tổng hợp kỹ thuật quốc gia Baltyisk mang tên D.F. Ustinov Voenmekh (BGTU) là một trong những trường kỹ thuật danh tiếng nhất và là trường đại học tổng hợp quân sự lớn nhất của Nga.

BGTU hiện gồm 4 đại học thành viên, trong đó có 8 khoa đào tạo cán bộ thuộc 37 chuyên ngành.

Các trường đại học thành viên gồm Đại học Các hệ thống vũ khí, Đại học Kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, Đại học Các hệ thống điều khiển, Đại học Kinh doanh quốc tế và truyền thông.

Các chi nhánh của BGTU hoạt động ở thành phố Tver (Nga) và Bishkek (Kyrgyzstan).

BGTU có gần 2.000 giảng viên và cán bộ hỗ trợ đào tạo,  hơn 5.000 sinh viên.

Theo nguồn tin này, tháng 9.20011, FSB đã chuyển cho tòa án hồ sơ vụ án hình sự chống 2 giáo sư Yevgeny Afanasiev và Svyatoslav Bobyshev của Đại học tổng hợp kỹ thuật quốc gia Baltyisk mang tên D.F. Ustinov (BGTU, còn gọi là Voenmekh). Theo kết quả điều tra, hai nhà khoa học này vào tháng 5.2009 khi đi công tác ở Trung Quốc đã mang đến đó một số tài liệu mật nào đó về lĩnh vực tên lửa.

Vị đại tá FSB tiết lộ vụ án hình sự 287813 và đọc vài dòng từ bản cáo trạng: trong đó có đoạn “những thông tin mật cấu thành bí mật nhà nước, nơi họ đã chuyển giao chúng để lấy tiền cho các đại diện của tình báo quân sự Trung Quốc”.

- Họ có thể bị mức án nào?

- Người Trung Quốc thường xử tử công dân của mình vì tội gián điệp, nhân viên cao cấp FSB nhớ lại trường hợp mới đây xảy ra với một nhà khoa học Trung Quốc từng chuyển giao thông tin mật cho Đài Loan. - Còn ở ta, mức hình phạt theo điều “Phản bội tổ quốc” có thể là án tù 12-20 năm. Nhưng mới đây tên phản bội Poteyev bị mức án lên tới những 25 năm (xử vắng mặt).

- Nhưng những bí mật nào các nhà khoa học khả kính ấy có thể biết được? Chả lẽ số tiền hối lộ khi thu tiền…

Vị đại tá cười mỉa:

- Cả hai là giáo sư bộ môn các tổ hợp phóng và kỹ thuật của tên lửa và máy bay của BGTU Voenmekh (St. Petersburg). Họ được cấp phép tiếp cận các tài liệu mật.

Ông giải thích rằng, Afanasiev và Bobyshev đã giảng bải ở Đại học bách khoa Cáp Nhĩ Tân. Cứ mỗi năm một lần, từ Cáp Nhĩ Tân lại có đơn đặt hàng giảng một loạt bài, trong đó liệt kê những vấn đề mà phía Trung Quốc quan tâm. Đơn đặt hàng được thống nhất với ban lãnh đạo, các nhà khoa học soạn giáo án và gửi chúng qua một ủy ban đặc biệt những 3 lần. Nhưng dĩ nhiên là điều thú vị nhất thì họ không đưa cho ai xem. Tiếp đó là 10 ngày ở Trung Quốc. Các nhà khoa học đi hai người, tất cả 6 lần, lần cuối cùng vào tháng 5.2009. Các ông Afanasiev và Bobyshev từ tháng 3 năm ngoái đã bị tạm giam. Họ bác bỏ tội lỗi của mình.

- Liệu “vụ án các nhà khoa học” hiện nay có giống với vụ án các bác sĩ” tai tiếng hay không? Bởi lẽ, người ta có thể làm cả giới tinh hoa khoa học sợ hãi?

- Không nên nhắc đến thời kỳ trấn áp trước đây làm gì. Tòa án sẽ tìm hiểu tất cả, - vị đại tá lấy ra một tờ giấy. - Vụ án hình sự chống các giáo sư trưởng Voenmekh không phá vỡ các quan hệ khoa học. BGTU ngay cả sau vụ scandal gián điệp này vẫn đang hợp tác quốc tế tích cực. Ví dụ, tháng 7.2011, một đoàn từ tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã đến thăm trường này. Trong quá trình đàm phán, đề xuất xây dựng các chương trình đào tạo chung giữa Voenmekh và các trường đại học của tỉnh Cát Lâm đã được thảo luận.

Phiên tòa xử ông viện sĩ

Đáng tiếc là vụ án hình sự đối với các giáo sư bị xét xử vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc này không phải là vụ đầu tiên. Các nhân viên FSB còn nhắc đến cả chục vụ nữa, nhưng vụ tiếng tăm nhất là vụ xử một viện sĩ.

Tổng giám đốc công ty TsNIIMASH-Export, viện sĩ Igor Reshetin và 3 thuộc cấp đã bị bắt vào tháng 10.2005. Cuối năm 2007, ông ta đã bị kết án 11,5 năm tù vì tội chuyển giao các công nghệ lưỡng dụng cho Trung Quốc. Cấp phó của ông ta về an ninh là Aleksandr Rozhkin, trưởng chuyên gia kinh tế Sergei Vizir, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống, một trưởng phòng của hãng FGUP TsNIIMash Mikhail Ivanov bị án từ 5-11 năm tù.

Theo tòa, Reshetin và các đồng phạm đã chuyển cho phía Trung Quốc thông tin mật từ năm 1998-2003. Kết quả điều tra cho thấy, các cán bộ của viện này đã nhận được gần 2 triệu USD cho những thông tin được chuyển giao. Theo thông tin của FSB, viện sĩ đã chuyển cho công ty xuất nhập khẩu chế tạo máy chính xác Trung Quốc các công nghệ bị kiểm soát, có thể sử dụng để chế tạo các tên lửa mang vũ khí hủy diệt lớn.

Ông Reshetin cũng bị buộc tội gây tổn thất 110 triệu rúp. Cũng theo phía điều tra, ông bị cáo buộc “buôn lậu hàng hóa là kết quả hoạt động trí tuệ dưới dạng các báo cáo khoa học kỹ thuật trị giá gần 60 triệu rúp, cũng như biển thủ dưới hình thức tham ô hơn 50 triệu rúp do một cổ đông tín nhiệm giao cho ông ta”.

Bản thân ông Reshetin không nhận tội mà khẳng định rằng, các báo cáo kỹ thuật được chuyển giao cho người Trung Quốc không nằm trong danh sách hạn chế kiểm soát xuất khẩu, mà là các công trình khoa học của doanh nghiệp của ông ta chỉ có thể dùng vào mục đích hòa bình.

Không có sự biện minh cho sự phản bội

Các đồng nghiệp của các giáo sư bị bắt đánh giá việc bắt họ là sai lầm. Ví dụ, Hiệu trưởng danh dự của Voenmekh, viện sĩ Yuri Savelev đã tuyên bố rằng, ông không tin Afanasiev và Bobyshev có tội và cho rằng, những cáo buộc đưa ra là bịa đặt. Đảng Yabloko và các tổ chức xã hội bảo vệ nhân quyền đã có thư ngỏ bảo vệ các nhà khoa học.

- Các nhà khoa học của Voenmekh có tội không? Các đồng nghiệp của họ nói rằng, các giáo sư đó là nạn nhân của cuộc săn lùng gián điệp mới. Người là nói là họ phạm tội tiết lộ “những bí mật” từ lâu đã được đăng tải trên báo chí công khai và trên mạng internet.

Vị đại tá FSB lại lật hồ sơ vụ án:

- Đây là các thông tin thẩm định do các chuyên gia tên lửa thực hiện. Những tin tức do các giáo sư này bán cho tình báo quân sự Trung Quốc chưa hề được đăng tải ở đâu. Hơn nữa, chả lẽ đám người Trung Quốc dè xẻn có tiếng lại trả cả đống tiền cho những gì có thể download không mất tiền từ internet ư?

- Thế liệu giới chức hiện nay có lỗi không? Điều mà ai cũng biết là ở Nga các nhà khoa học bị hạ thấp còn hơn cả chân tường và họ chỉ nhận được lượng hơn những người Tajik quét sân tí chút.

- Anh đừng có cường điệu và đừng đánh đồng một tội hình sự với chính trị, - vị đại tá nhìn với ánh mắt nghiêm khắc. - Ngay bản thân tôi cũng chả thích thú với chuyện đám tỷ phú ở Nga hiện nay chủ yếu xuất thân từ bọn buôn lậu ngoại tệ và đầu cơ nhỏ, chứ không phải là các nhà khoa học hói đầu. Nhưng bán các bí mật tên lửa cho tình báo nước ngoài là cách thức tồi để lọt vào danh sách của Forbes.

Quả thực là ở Lubyanka (tổng hành dinh FSB), người ta vẫn buồn bã nói đùa rằng, anh không thể quá giàu bằng cách bán nước được. Và việc vì tiền mà đi giúp đỡ một kẻ thù tiềm tàng hoàn thiện phương tiện mang vũ khí hủy diệt lớn là một tội ác. Đối với tên lửa thì từ Bắc Kinh với tới St. Petersburg là chuyện nhỏ. Mong sao đầu đạn hạt nhân không rơi xuống đầu con cháu các vị giáo sư trường Voenmekh một lúc nào đó.

  • Nguồn: AN, 14.9.2011.

Print Print E-mail Print