Vietnamdefence.com

 

KGB: Các sứ quán - Thuỷ quân lục chiến Mỹ ở góc kia quả đất (7)

VietnamDefence - Công tác bảo vệ sứ quán Mỹ do lính thuỷ đánh bộ Mỹ được mệnh danh là “những người bảo vệ tận tuỵ nhất và kiên định nhất lối sống Mỹ và nền dân chủ” đảm nhiệm.

Các lính thuỷ đánh bộ Mỹ cùng 100 người Mỹ sống trong toà nhà giống như một chiếc kho lớn của sứ quán. Họ thường được giành cho một phần tầng hai của cánh phía Bắc, nơi có quán bar và nhà ăn, còn họ ngủ ở tầng hai, tầng ba và tầng bốn phần giữa của toà nhà.

Khu vực đặc biệt - khu vực tuyệt mật, mà việc ra vào bị kiểm soát gắt gao bắt đầu từ tầng bảy. ở giữa tầng này là văn phòng CIA và phòng chính trị của Bộ Ngoại giao Mỹ. Để vào được khu vực đặc biệt, phải vào thang máy ở phần giữa toà nhà. Tại lối ra thang máy có cái gọi là trạm số 3. Bất cứ ai muốn được đại sứ tiếp hoặc đi vào khu vực của Bộ phận các chương trình truyền thông, trước hết phải đi qua một lính thuỷ đánh bộ.

Theo nội quy, các lính thuỷ đánh bộ Mỹ chỉ được tiếp khách phái yếu trong phạm vi tầng hai cánh phía bắc. Các quy định này cấm có quan hệ thân mật với người Bulgaria, Hungary, 123456 Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô, Tiệp Khắc hay Nam Tư. Mỗi lính thuỷ đánh bộ Mỹ đều phải báo cáo với đơn vị đặc biệt - phòng điều tra Hải quân Mỹ - về mọi cuộc tiếp xúc không do nhu cầu công vụ với công dân các nước Đông Âu. Do không có đại diện của đơn vị này ở Moskva nên người này được thay thế bằng trưởng bộ phận an ninh sứ quán. Tuy vậy, do cảm thấy điều đó có thể dẫn tới hậu quả bất lợi cho chính họ nên các lính thuỷ đánh bộ Mỹ tự quyết định phải báo cáo cái gì, cái gì cần im lặng.

Một trong những trọng trách quan trọng nhất của các lính thuỷ đánh bộ Mỹ là phát hiện và báo cáo cho người có trọng trách về an ninh sứ quán những nhân viên vi phạm quy định tiếp xúc với tài liệu mật. Ai che giấu những vi phạm sẽ bị tạm đình chỉ làm việc hay đuổi việc. Nhưng khi các lính thuỷ đánh bộ báo cáo các vi phạm đó cho trưởng bộ phận an ninh thì người này thường không chịu áp dụng biện pháp nào đối với kẻ vi phạm.

Thêm một sứ mệnh khó chịu đối với các lính thuỷ đánh bộ Mỹ là sử dụng các màn hình video để quyết định có cho phép hay không ôtô đi từ đường Chaikovsky vào sân trong sứ quán. Hình ảnh trên màn hình nhiều khi không rõ nét mà màn hình không phải lúc nào cũng hoạt động tốt.

Trong một thời gian dài, các lính thuỷ đánh bộ Mỹ trực ban mà không được trang bị vũ khí. Lý do là vì người ta muốn tránh các sự cố bắn súng và nạn nhân. Sau đó, các lính thuỷ đánh bộ Mỹ vẫn được giao súng không nạp đạn, còn đạn thì phải cất trong ngăn bàn ở gần trạm gác.

Cần phải nói rằng, trong thập niên 1980, bảo vệ các sứ quán Mỹ là cách trừng phạt đối với các quân nhân vi phạm kỷ luật ở trong nước. Kết quả là từ năm 1980 cho đến năm 1987, 1/10 số lính thuỷ đánh bộ Mỹ bảo vệ sứ quán bị tước quyền trực vì tội cưỡng hiếp hoặc tội khác.

Tại sứ quán Liên Xô ở Washington, không ai có ý định thuê người Mỹ để làm một việc vớ vẩn nào đó. Ngay từ đầu, người Mỹ đều thuê người Nga vốn sành sỏi trong hệ thống chính trị quan liêu nhằng nhịt của nước mình để làm những việc tầm thường như lau rửa toalet bẩn cho đến lắp đặt điện thoại, đòi hỏi mất nhiều thời gian và sức lực trong điều kiện ở Liên Xô. Mà chỉ có thể làm điều đó thông qua một cơ quan nhà nước Liên Xô có tên là Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn.

Và mặc dù Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn về mặt hình thức thuộc biên chế Bộ Ngoại giao Liên Xô chứ không phải thuộc KGB, nhưng nó vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan toàn năng này. Vì thế theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, số lượng nhân viên KGB trong số nhân viên Liên Xô phục vụ sứ quán Mỹ luôn vượt quá số lượng nhân viên đến từ Mỹ. Điều đó hiển nhiên ảnh hưởng đến công tác an ninh của sứ quán Mỹ.

Print Print E-mail Print