Vietnamdefence.com

 

Mỹ đảo chính ở Kiev để chiếm giữ Crimea

VietnamDefence - “Cuộc đảo chính nhà nước tiến hành ở Kiev vào tháng 2 năm nay có một mục tiêu cụ thể: vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở Sevastopol, và thay nó bằng hạm đội Mỹ, Maurizio Blondet viết trong bài báo rúng động của mình đăng ngày 29.5.2014 trên site www.effedieffe.com của Italia.

Chèn chú thích ảnh vào đây
Ngày 22/2, vào cái ngày mà Yanukovich mất quyền lực, một cụm tàu sân bay Mỹ vội vã tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus. Chính hạm đội này đã có nhiệm vụ chiếm chỗ của Hạm đội Biển Đe của Nga tại các căn cứ ở Crimea.

Các nguồn tin Nga bí mật nói về chuyện những lợi ích sống còn của Moskva bị đe dọa đến mức nào khi giải thích cho chúng tôi tại sao Putin đã vội chiếm lấy Crimea và tuyên bố bán đảo là của Nga. Ông ấy đã có những thông tin không thể bác bỏ rằng, cuộc đảo chính nhà nước thực hiện ở Kiev vào tháng 2 năm nay có mục tiêu cụ thể: vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở Sevastopol, và thay nó bằng hạm đội Mỹ.

Ngày 18/2/2014, các phần tử của đảng Svoboda và Pravy sector đã chiếm được nghị viện Ukraine.

Ngày 22/2, Tổng thống Yanukovich đã buộc phải rời khỏi Kiev, các thế lực thân phương Tây chiếm lấy quyền lực. Trong khi đó, Valentin Nalivaichenko được bổ nhiệm làm người đứng đầu các cơ quan tình báo Ukraine (SBU). Đó là ai? Một công dân Mỹ.

Dĩ nhiên là “hoàn toàn tình cờ” ngày 13/2, một trong 4 binh đoàn hải quân Mỹ do tàu sân bay USS George Bush (CSG-2) dẫn đàu rời căn cứ hải quân ở Norfolk và lên đường đến biển Ê-giê. Tàu George Bush có lượng giãn nước 102.000 tấn, 90 máy bay và trực thăng trên boong. Hộ tống nó là 16 tàu chiến, trong đó có tàu tuần dương USS Philippine Sea, các tàu khu trục USS Truxtun và USS Roosevelt, 3 tàu ngầm hạt nhân.
.
Ngày 22/2, vào cái ngày Yanukovich mất quyền lực, cụm tàu sân bay Mỹ vội vã tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus. Đây là sự vi phạm rõ ràng Công ước Montreux năm 1936 vốn chỉ cho phép các tàu quân sự có trọng tải 45.000 tấn đi qua eo biển Dardanelles. Nhưng tạp chí Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền nước này đã bí mật cho phép hạm đội can đảm của Mỹ đi qua eo biển này. Chính hạm đội này đã có nhiệm vụ chiếm chỗ của Hạm đội Biển Đen của Nga tại các căn cứ ở Crimea.

Dĩ nhiên là người ta đã trông đợi là Crimea cũng “sẽ lựa chọn dân chủ” và mừng vui đón chào hạm đội cờ sao. Nhưng các đám đông lại tiến ra quảng trường Sevastopol và sau vài ngày vây hãm nghị viện của Cộng hòa tự trị  Crimea đã xua đuổi Thủ tướng Anatoly Mogilyov, kẻ đã tuyê bố trung thành với nhóm chính biến ở Kiev (mặc dù ông ta đã mua lấy chức vụ thủ tướng từ ông Yanukovich, khi tặng cho ông này một biệt thự sang trọng ở Yalta). Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga được bầu vào vị trí của Mogilyov.

Ngày 6/3, nghị viện tự trị Crimea tuyên bố từ chối phục tùng Kiev và tổ chức trưng cầu dân ý tái hợp nhất Crimea với đất mẹ Nga vào ngày 16/3. Điều đó đã làm xáo trộn các kế hoạch của người Mỹ.

Ngày 5/3, mệnh lệnh ban đầu mà các tàu sân bay Mỹ nhận được đã bị hủy bỏ. Mệnh lệnh mới được ban ra - quay đầu khỏi thành phố Piraeus của Hy lạp sang Antalya, đến một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ và chờ ở đó. Chỉ có các tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và frigate USS Taylor đã được phái đến bờ biển bắc Crimea để do thám từ ngày 7-22/3 với cớ tập trận chung với Bulgaria và Romania.

Không quân Nga tuyên bố qua báo chí rằng, tàu chiến USS Donald Cook đã đến với ý đồ phá hoại hoạt động của các anten liê quan đến Trung tâm vũ trụ của Hạm đội Biển Đen và mạng vệ tinh quân sự do thám ELINT hoạt động trên phổ điện tử. Hệ thống hiện đại phức tạp này cho phép Crimea nhận các thông tin theo dõi điện tử các radar và các hệ thống dẫn đường về hạm đội, các máy bay trên tàu và tàu tên lửa Mỹ.

Các máy bay quân sự Nga đã buộc phải phong tỏa hoạt động của tàu USS Соок: 2 máy bay Su-24MR đã 11 lần (!) bay quanh con tàu Mỹ ở độ cao nhỏ tối đa, sử dụng hệ thống gây nhiễu ở tần số 12-18 Hz để vô hiệu hóa radar của tàu tuần dương Mỹ.

Ngoài ra, tình báo Nga đã biết chắc trên boong tàu Mỹ có 6 toán đặc nhiệm, mỗi toán 16 người sẵn sàng lặng lẽ lặn lên bờ để tiến hành các hành động phá hoại ở Crimea và tạo ra không khí hoảng loạn trong dân chúng địa phương. Các hành động đó có thể là các vụ nổ trên phương tiện giao thông thành phố vào giờ cao điểm, gây nổ các công sở... Gây ra nỗi sợ hãi và khủng bố ngay trước cuộc trưng cầu dân ý sẽ làm giảm số người đi bỏ phiếu và tạo điều kiện tuyên bố kết quả bỏ phiếu là vô giá trị. Để loại trừ các hành động đó, “người Nga đã tiến hành việc kiểm soát cứng rắn phòng ngừa và không thể vượt qua”.

Trên thực tế, trên một site của Crimea có thông tin về việc bắt giữ một số lính đặc nhiệm từ các nước NATO, chứng minh điều đó là việc công tố viên trưởng Crimea Natalia Poklonskaya khẩn cấp yêu cầu các phiên dịch viên một ngôn ngữ của các nước NATO, giáp giới Ukraine và có lối ra biển. Kết luận của chúng tôi: những lính đặc nhiệm đó nói tiếng Romania.

Xuất phát từ các kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea (trong 83% số cử tri đi bầu có 99,7% lựa chọn nước Nga), hạm đội Mỹ do tàu sân bay USS George Bush dẫn đầu đã nhận lệnh ngừng sứ mệnh của mình, đã rời khỏi biển Ê-giê và lên đường đi Bahrain.

Tất cả đều rõ là đối với Nga, căn cứ quân sự ở Sevastopol có ý nghĩa tối quan trọng. Xác nhận điều đó là việc hiện đại hóa mới đây Hạm đội Biển Đen, sau khi tăng biên chế của mình lên đến 20 tàu hiện đại, trong số đó có 6 tàu ngầm, 1 frigate tên lửa chuyên bảo vệ và gây nhiễu đối phương trên trường điện tử, cũng như tàu sân bay trực thăng tối tân lớp Mistran đã đóng xong ở một xưởng đóng tàu Pháp.

Hạm đội có lực lượng phản ứng nhanh lớn gồm lính đổ bộ đường không và lính thủy đánh bộ. Yểm trợ các lực lượng này là sư đoàn không quân số 4 và các lực lượng phòng không.

Ngoài ra, một liên đội không quân vận tải độc lập có trong biên chế 135 máy bay An-22, An-124, Il-76MD và An-12 cho phép cơ động 80 ngàn quân của các quân đoàn 49 và 58. Lực lượng phản ứng nhanh đó trực thuộc trực tiếp Hạm đội Biển Đen và có một mục tiêu duy nhất là bảo vệ chống khủng bố ở vùng biển Địa trung Hải, Đông Phi và Trung Đông cho đến tận vịnh Persique.

Nhưng còn hùng mạnh hơn là phần vô hình hay gần như vô hình của hạm đội. Đó là Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ tồn tại từ thời Liên Xô. Trong lịch sử của nó có ghi các lần phóng tàu vũ trụ Salyut, Soyuz, Soyuz-Apollo và xe tự hành mặt trăng. Hiện nay, Trung tâm vũ trụ nhận dữ liệu từ các radar cảnh báo tên lửa Voronezh-М (trong bán kính 6.000 km), lắp đặt ở làng Lekhtusy, tỉnh Leningrad, thành phố Pionersk, tỉnh Kaliningrad và thành phố Armavir.

Trung tâm nhận thông tin từ các vệ tinh cảnh báo sớm có khả năng phát hiện vụ phóng bất cứ loại tên lửa nào, cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đường đạn.

Việc phá vỡ hoạt động của Trung tâm (với tư cách vật cản lớn cho sự bá quyền và bành trướng về phía Trung Á của Mỹ) loại hẳn nó khỏi vòng chiến là một trong các mục tiêu chủ yếu của Lầu Năm góc.

Căn cứ vào những điều nêu trên, chúng ta có cảm tưởng rằng, cuộc đảo chính nhà nước ở Kiev với việc đưa một chính phủ “dân chủ” bù nhìn lên nắm quyền có nhiệm vụ trước hết là loại trừ Trung tâm vũ trụ ở Crimea.
Còn việc Ukraine gia nhập NATO chỉ là mục tiêu thứ yếu.

Với sự hỗ trợ của cuộc bầu cử tổng thống Ukraine và củng cố chính quyền “dân chủ”, Làu Năm góc đã hy vọng buộc Putin từ bỏ căn cứ quân sự ở Crimea để sau đó thay thế bằng căn cứ quân sự Mỹ.

Nhưng sự vội vàng đã làm hỏng việc của người Mỹ: khi coi mình đã làm chủ tình hình, họ đã triển khai quá sớm ở Dnepropetrovsk cả một phi đội máy bay không người lái để thực hiện các chuyến bay do thám.

Chính các chuyến bay của các máy bay không người lái trên lãnh thổ Crimea ngay trước cuộc trưng cầu dân ý đã bộc lộ những kế hoạch thực sự của Mỹ cho phía Nga vốn đang sử dụng các anten để nghe lén.

Nguồn: 19.6.2014.

Print Print E-mail Print