|
Kim Joung-un (Itar-Tass)
|
Đồng minh duy nhất của Bình Nhưỡng không mấy tin tưởng khả năng của Kim Jong-un cai quản Bắc Triều Tiên. Kế hoạch hành động khẩn cấp do quân đội Trung Quốc xây dựng phòng trường hợp tình hình ở CHDCND Triều Tiên căng thẳng đột biến và động loạn lớn bắt đầu đã cho thấy điều đó.
Theo kế hoạch này, Trung Quốc dự tính bắt và giam giữ ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tổ chức các trại tị nạn trên biên giới hai nước. Ngoài ra, trong báo cáo của bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc có lời khuyên khẩn thiết tăng cường các biện pháp an ninh và kiểm soát dọc theo suốt tuyến biên giới Trung-Triều dài 1.400 km.
Điều đặc biệt thú vị là số phận của các nhà lãnh đạo co nhất của Bắc Triều Tiên. Họ sẽ được đối xử thật lịch sự, nhưng sẽ bị gạt khỏi quyền lãnh đạo đất nước nếu như Bắc Kinh cho rằng, các hành động của họ có thể gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
|
Toán lính tuần tra Trung Quốc gần cây cầu Hữu nghị Trung-Triều bắc qua sông Áp Lục/Amnokkan (Mark Ralston / AFP / East News) |
Báo cáo của quân đội Trung Quốc nhấn mạnh rằng, “các thế lực nước ngoài”, trước hết ám chỉ nước Mỹ, có thể tham gia vào động loạn.
Theo kịch bản, hàng triệu người Bắc Triều Tiên một khi bắt đầu động loạn sẽ tìm cách chạy sang Trung Quốc. Nhà đương cục Trung Quốc dự định tổ chức kiểm soát chặt chẽ và chỉ cho người Triều tiên vào Trung Quốc sau khi kiểm tra kỹ lưỡng.
Người Trung Quốc lý giải sự cần thiết phải xây dựng một kế hoạch như vậy bằng kinh nghiệm lịch sử sụp đổ của nhiều nước, trong đó có Liên Xô và Nam Tư.
Ở Tokyo người ta không nghi ngờ về tính chân thực của tài liệu mà việc đăng tải nó đúng vào thời điểm này khó có thể coi là ngẫu nhiên.
Ở Bắc Kinh người ta không che giấu sự bực tức đối với người em bướng bỉnh ưa làm những gì theo ý thích và luôn làm cả trái đất căng thẳng. Thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của CHDCND Triều Tiên, ban lãnh đạo Trung Quốc dẫu sao vẫn không muốn có một nguồn căng thẳng quốc tế thường trực trên biên giới của mình thường xuyên dẫn đến tình hình căng thẳng trong khu vực.
Bắc Kinh đã cố ý rò rỉ thông tin này lên báo chí Nhật chỉ vài ngày sau lời cảnh báo thẳng thừng trước cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư mà Bình Nhưỡng công bố. Bản chất của lời cảnh báo là Trung Quốc “sẽ không chấp nhận chiến tranh và hỗn loạn ngay ở cửa nhà mình”.
Nói đến sự bất mãn của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng, có thể nêu ra việc trong 3 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã không cung cấp dầu mỏ cho Bắc Triều Tiên nhằm buộc ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngoan ngoãn hơn.