VietnamDefence -
Sau chuyến thăm mới đây đến Hà Nội của TT Nga Dmitri Medvedev, báo chí đã bắt đầu nói rằng, Nga đang trở lại Việt Nam.
|
Thương vụ giữa Rosatom và Việt Nam
được sự ủng hộ ở cấp cao nhất (Reuters)
|
Lý do cho những nhận định đó không chỉ là các văn kiện được ký kết, ví dụ như về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà cả mong muốn của cả hai bên khôi phục mối quan hệ tốt đẹp trước kia, điều đã được nói đến nhiều lần trong suốt chuyến thăm. Vấn đề chỉ là ở chỗ bước 2 lần vào cùng một dòng sông như thế nào và có đúng là nói đến việc nước Nga trở lại một đất nước mà như TT Medvedev nói là “chúng tôi chưa hề rời đi”.
Điểm bứt phá
Hà Nội, thành phố vừa mới kỷ niệm 1.000 năm tuổi của mình, còn được gọi là thành phố Rồng bay lên. Một ngàn năm trước, Đức vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô của quốc gia tới bờ sông Hồng và đặt cho thành phố tên gọi Thăng Long, nghĩa là “Rồng bay lên”. Hình tượng này đang được các chính trị gia và nhà báo sử dụng khi nói về Việt Nam hôm nay.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện nằm trong số 10 quốc gia phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mấy năm liền đạt 7-8% và chỉ thua kém Trung Quốc. Một đất nước mà chỉ mới đây còn lơ lửng nguy cơ đói thì nay đã không chỉ giải quyết được vấn đề lương thực, mà còn tiến lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (6,5 triệu tấn).
Những năm gần đây được đánh dấu bởi tốc độ lạm phát thấp nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - dưới 4%. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 128 USD lên 1.000 USD. Lượng tiền đầu tư nước ngoài đã đạt 60 tỷ USD, mặc dù trong thời kỳ khủng hoảng, đầu tư nước ngoài có hơi giảm sút.
Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, đang chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang Việt Nam nhằm tạnd ụng lợi thế nhân lực rẻ. Nếu như tiền lương trung bình ở Trung Quốc là 237 USD, ở Thái Lan là 257 USD, thì ở Việt Nam chỉ là 101 USD.
Trong khi đó, các ngành nghề hiện đại như khai thác và lọc dầu, chế tạo máy, điện tử đang phát triển rất nhanh. Về tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghệ thông tin (16%/năm), Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm nay, Đài Loan chi 12 tỷ USD để chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất máy tính sang lãnh thổ Việt Nam.
Tuy vậy, những số liệu thống kê khô khan đó không thể phản ánh được quy mô thay đổi đầy ấn tượng. Một người trong những năm gần đây không ở Hà Nội sẽ thật khó nhận ra thành phố này. Con đường từ sân bay Nội Bài từng chạy qua những cánh đồng lúa nham nhở những hố bom Mỹ thì nay hai bên xây đầy những biệt thự khang trang, những cửa hàng và văn phòng công ty. Của cả các công ty châu Á lẫn châu Âu. Chỉ có không thấy những cái tên Nga.
Đổi mới chóng mặt
Thật khó nói ai đã nghĩ ra việc xây dựng tại địa điểm nhà tù Hỏa Lò một khách sạn 5 sao, nhưng chính nó giờ đang là danh thắng chính của thủ đô. Nếu muốn có thể nói là dấu hiệu của thời đại. Ở đây, từng ngồi sau song sắt không chỉ có các tù hình sự mà cả các phi công tù binh Mỹ. Một trong số họ là thượng nghị sĩ bang Arizona, đối thủ của Barack Obama tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhân vật đảng Cộng hòa John McCain. Ông ấy đã ở đây 5 năm rưỡi. Trước cuộc bầu cử, ông thượng nghị sĩ đã đến Hà Nội và thăm lại những địa điểm của một thời đã xa. Từ đó, một căn phòng trong khách sạn đã được đặt tên là “buồng giam McCain”. Nó có giá 260 USD/ngày đêm.
Cao ốc Hanoi-Tower vươn cao bên ngôi chùa Quán Sứ, bình thản nhìn người dân qua lại như một biểu tượng của thời đại mới. Hai mươi năm trước, từ thế giới giới của nghèo đói, Việt Nam đã bước vào xứ sở của thị trường tự do. Bên cạnh đó, ở sân sau của khách sạn, người ta vẫn giữ lại một phần của nhà lao trung tâm Hỏa Lò, ở đó có thể nhìn thấy một máy chém thật. Du khách thích ghé thăm cái góc nhỏ của quá khứ thuộc địa này.
|
Những cao ốc ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội -
một trong những biểu tượng cải cách ở Việt Nam (Reuters)
|
Bây giờ nói về du lịch. Một năm, có 5,5 triệu du khách từ khắp thế giới thăm Việt Nam. Chủ yếu là từ châu Á, châu Âu và Mỹ. Trong số đó, người Nga chỉ có 5.700. Chủ yếu là từ Siberia và Viễn Đông. Những người Siberia bay sang Việt Nam ở ngay bờ biển không theo đường bay thẳng mà phải qua Moskva, mất thêm nhiều ngàn kilomet không cần thiết. Chẳng có các chuyến bay thẳng.
Những bạn đồng hành của tôi trở về bằng chuyến bay của Vietnam Airlines từ TP.Hồ Chí Minh sang Moskva nói, họ bị cuốn hút những nét độc đáo riêng có, thiên nhiên nên thơ, cũng như nền văn hóa đậm đà bản sắc, lịch sử đất nước này.
Kinh nghiệm “đại nhảy vọt” đang được không chỉ những du khách nghiền ngẫm. Các nhà phân tích phương Tây, những người dành cho Việt Nam một vị trí nổi bật trong những con hổ châu Á thế kỷ XXI, tự đặt câu hỏi: làm sao mà một nước vừa mới đây còn sống trong cảnh không đủ ăn lại đi lên nhanh đến thế? Tôi cảm thấy rằng, hiện tượng này là khó hiểu nhất đối với những người Nga vốn quen coi Việt Nam là con nợ kém phát triển.
Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ tư về dân số (87 triệu người). Như đã được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh APEC mới đây ở Yokohama, hiện tại, Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất. Chiếm 75% kim ngạch là các nước Đông Nam Á, 15% là EU. Nước Nga, vốn nắm giữ thị trường Việt Nam đến đầu thập niên 1990 gần như độc tôn, đứng ở cuối danh sách. Kim ngạch của chúng ta chỉ đạt 1,6 tỷ USD, còn Mỹ thì nhiều gấp gần 10 lần - 14 tỷ USD. Trong số các nhà đầu tư lớn nhất có Đài Loan, Trung Quốc, Singaporer, Nhật Bản và Mỹ.
Bạch hổ và những dự án khác
Liên doanh Vietsovpetro, doanh nghiệp thực hiện thăm dò và khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, - là những gì thành công nhất trong tất cả nhừng gì còn lại và đang sống trong lĩnh vực hợp tácNga-Việt Nam. Liên doanh này hoạt động từ năm 1981. Sắp tới, dự kiến, trong năm nay, tại các mỏ Bạch hổ và Rồng sẽ khai thác tấn dầu thứ 200 triệu. Lợi nhuận được chia đều giữa công ty Zarubezhneft và Petrovietnam - mỗi bên được 50%. Trong những năm qua, Nga đã nhận được 8,5 tỷ USD
Hiện nay, công ty đang hoạt động tài chính độc lập theo luật đầu tư nước ngoài. Nhưng từ ngày 31.12 là hết thời hạn 20 năm của hiệp định nên từ ngày 1.1.2011, sẽ phải chơi theo luật mới. Liên doanh đang được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn, tỷ lệ của phía Nga giảm đi 1%, của Việt Nam tăng lên 1%. Ngoài ra, thuế trên lợi nhuận cũng sẽ tăng (hiện là 50%). Sẽ còn phải trả thêm thuế khoáng sản (700 triệu USD), điều trước đây không có. Dĩ nhiên là, nguồn thu cho ngân sách Nga sẽ giảm đi, nhưng trò chơi như dân dầu mỏ vẫn nói, dù sao vẫn đáng chơi.
Vấn đề về “khuôn khổ mới” cho sự hợp tác đặt ra từ lâu. Người ta muốn thỏa thuận từ tháng 10.2008 trước chuyến thăm Moskva của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Nhưng vẫn không được. Người ta muốn sửa đổi văn bản của hiệp ước trước chuyến thăm Việt Nam của Medvedev, nhưng chỉ ký được cái gọi là biên bản. Những tranh cãi về cơ sở pháp lý và tỷ lệ tham gia đang tiếp diễn trong các văn phòng chính phủ, thời hạn đang gần lại. Nếu như đến cuối năm không thỏa thuận được thì cả hai hội viên của công ty sẽ rơi vào tình trạng bất hợp pháp.
Thực ra, Việt Nam có thể không cần Nga và một mình tự hút dầu lên. Petrovietnam hiện nay đã có dự án khai thác ở 10 nước, cờ của công ty đang tung bay trên vịnh Persique. Nhưng Hà Nội đang có cử chỉ thiện chí và yêu cầu Nga ở lại trên thềm lục địa, nơi mà ngoài Zarubezhneft, còn có nhiều công ty nước ngoài khác. Đó là Total, StatOil, British Petroleum, Texaco, Mobil, Conaco và các công ty khác. Liên quan đến ВР, thì sau sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico, công ty này đang ráo riết bán tài sản của mình trên khắp thế giới. Tài sản của BP ở Việt Nam mới đây đã được liên doanh Nga-Anh ТНК-ВР mua lại. Thương vụ cũng được ký tại Hà Nội với sự chứng kiến của Medvedev.
Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia được phép khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ Nga. Tại khu tự trị Nenets còn có liên doanh Rusvietpetro hoạt động, với 51% cổ phần thuộc về đối tác Nga. Gazaprom và Petrovietnam đã thành lập liên doanh Gazpromviet.
Quả thực là người Việt Nam có than phiền với tôi rằng, làm việc ở Nga ngày càng khó hơn. Chế độ thuế má quá khắt khe, thêm nữa là cơ quan di trú cũng chặt chẽ. Để có giấy phép cư trú, một chuyên gia dầu mỏ Việt Nam phải đợi không dưới 1 năm. Trong khi một người Nga đến Vũng Tàu làm việc tự động được cấp giấy phép cư trú.
Bên cạnh đó, lĩnh vực năng lượng không chỉ cạn kiệt chỉ bởi một việc khai thác dầu mỏ. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 2 tổ máy đầu tiên ở Đông Nam Á được báo chí mới đây cho rằng, sẽ mở ra những chân trời mới. Về nguyên tắc thì đúng thế. Thật vinh dự nếu được trở thành người mở đường.
Nhưng dự án còn chưa sẵn sàng. Theo một số nguồn tin, khu đất gần Phan Thiết, tỉnh Ninh Thuận đã bị các nhà địa chất và địa chấn học loại bỏ. Động đất ở khu vực này dường như lên tới 7 độ Richter. Nghĩa là cần phải tìm địa điểm khác. Điều kiện cấp và trả nợ khoản tín dụng 400 triệu USD vẫn chưa được thống nhất. Nó vẫn là đối tượng để đàm phán.
Theo các chuyên gia, việc thương lượng có thể kéo dài. Ngoài ra, kinh nghiệm của Rosatom trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới ở hải ngoại xa, ví dụ như ở Bulgaria hay Venezuela không tạo ra sự lạc quan.
Kể cả nếu như chúng ta sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì cũng có gì bảo đảm rằng, nó là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam. Cùng vào ngày Medvedev chào mừng thương vụ Ninh Thuận ở Hà Nội, Việt Nam cũng đã ký hiệp định tương tự với Nhật Bản. Các hãng Nhật Bản Hitachi, Toshiba và Mitsubishi Heavy Industries cam kết xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân vào năm 2015.
Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh-Moskva
-
Thật khó đuổi kịp con rồng đang bay lên / Boris Pavlovich Vinogradov, nhà báo độc lập, chuyên gia nghiên cứu quốc tế // NG, 12.12.2010.