VietnamDefence -
Các quốc gia đã, đang sở hữu và muốn có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân gồm 24 nước, có thể chia thành 7 nhóm.
I. Các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân:
Các vụ thử hạt nhân đầu tiên:
1. Mỹ: 16.7.1945.
2. Liên Xô: 29.8.1949.
3. Anh: 3.10.1952.
4. Pháp: 13.2.1960.
5. Trung Quốc: 16.10.1964.
6. Ấn Độ: 18.5.1974.
7. Pakistan: 28.5.1998.
8. CHDCND Triều Tiên: 9.10.2006, 25.5.2009. |
Các nước này cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các quốc gia không có vũ khí này, ngoại trừ tình huống đánh trả cuộc tấn công hạt nhân hay đánh trả cuộc tiến công sử dụng vũ khí thông thường được tiến hành với sự liên minh với một quốc gia hạt nhân.
1. Mỹ hiện sở hữu 3.500 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Quốc gia đầu tiên và đến nay là duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu (oanh tạc Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, tháng 8.1945.)
2. Nga hiện sở hữu 2.800 đơn vị vũ khí hạt nhân.
3. Anh hiện sở hữu 512 đơn vị vũ khí hạt nhân.
4. Trung Quốc hiện sở hữu hơn 400 đơn vị vũ khí hạt nhân.
5. Pháp hiện sở hữu 384 đơn vị vũ khí hạt nhân.
|
II. Các quốc gia không ký hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân:
1. Israel hiện sở hữu, theo các nguồn tin khác nhau, 150-200 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Israel chưa từng thử vũ khí hạt nhân, nhưng có giả thiết cho rằng, họ đã cùng với Nam Phi thử vũ khí hạt nhân ở Nam Đại Tây Dương ngày 22.9.1979 (còn gọi là sự kiện Vela). Israel không bình luận thông tin về việc họ sở hữu vũ khí hạt nhân.
2. Ấn Độ hiện sở hữu, theo các nguồn tin khác nhau, 70-120 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.
3. Pakistan hiện sở hữu, theo các nguồn tin khác nhau, 30-90 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Pakistan không cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên.
|
III. Các quốc gia đã rút khỏi NPT:
1. CHDCND Triều Tiên rút khỏi NPT ngày 10.1.2003, tuyên bố đã chế tạo vũ khí hạt nhân vào năm 2005. Các vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên (ngày 9.10.2006) bị nhiều chuyên gia coi là giả.
IV. Các quốc gia tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân:
1. Cộng hòa Nam Phi từng sở hữu 6 đơn vị vũ khí hạt nhân.
Nam Phi bắt đầu chương trình hạt nhân vào giữa thập niên 1970 với sự giúp đỡ của Israel. Có giả thiết cho rằng, Nam Phi đã cùng với Israel thử vũ khí hạt nhân ở Nam Đại Tây Dương ngày 22.9.1979 (còn gọi là sự kiện Vela). Năm 1990, Nam Phi quyết định đình chỉ chương trình hạt nhân.
2. Ukraine, Belorussia, Kazakhstan đã chuyển giao cho Nga số vũ khí hạt nhân của Liên Xô nằm lại các nước này sau khi Liên Xô tan vỡ.
V. Các quốc gia bị bắt buộc phải đình chỉ các chương trình hạt nhân quân sự:
1. Iraq bắt đầu chương trình hạt nhân vào giữa thập kỷ 1970 với sự giúp đỡ của Pháp. Lò phản ứng hạt nhân ở Osirak bị phá hủy trong chiến dịch Opera của Không quân Israel vào tháng 6.1981.
2. Libya bắt đầu chương trình hạt nhân vào đầu thập kỷ 1980 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Hiện tại công việc không còn được tiến hành.
VI. Các quốc gia đang bị nghi ngờ đang phát triển vũ khí hạt nhân:
1. Iran, theo nhiều chuyên gia, đã tiến gần tới việc chế tạo bom hạt nhân.
2. Syria: Một trong các công trình hạt nhân của Syria giống với của Bắc Triều Tiên đã bị Không quân Israel phá hủy ngày 6.9.2007. Theo Syria, đó chỉ là một nhà máy quân sự thông thường bị phá hủy. Syria bác bỏ thông tin nói họ có chương trình hạt nhân.
3. Myanmar, theo các chuyên gia, đang phát triển chương trình hạt nhân với sự giúp đỡ của CHDCND Triều Tiên và Pakistan, song còn xa mới tới khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.
VII. Các quốc gia đã bị nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân:
1. Algeria
2. Argentina
3. Brazil
4. Ai Cập
5. Đài Loan
6. Hàn Quốc
|