VietnamDefence -
Máy bay không người lái có vai trò gì trong việc hoạch định chiến tranh cường độ cao ở Thái Bình Dương?
|
X-47B |
Một báo cáo gần đây của Viện Hải quân Mỹ (USNI) chỉ ra rằng, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch sử dụng máy bay không người lái (UAV) UCLASS, một phương tiện bay có kích thước như một tiêm kích trên hạm F-14, với một số đặc tính tàng hình, làm một phương tiện mang tên lửa tiềm năng.
Mặc dù biết rằng, UAV có vai trò trong việc giành ưu thế trên không đã trở nên phổ biến ít nhiều trong cộng đồng an ninh quốc gia, dưới đây giới thiệu cách tiếp cận của Hải quân Mỹ trong việc tích hợp các UAV của mình với hệ thống phòng không của họ.
Vấn đề vai trò của UAV đối với việc giành ưu thế trên không là vấn đề cốt lõi trong việc sử dụng không chỉ UCLASS mà cả F-35C. Nếu chúng ta hình dung JSF F-35 là phần tử trung tâm của hệ thống của các hệ thống nối mạng bao gồm các phương tiện dưới mặt nước, trên mặt nước và UAV, một phần của chuỗi các khả năng giữa nhìn và bắn, nó bắt đầu trông giống như một vũ khí đáng gờm hơn nhiều, bất chấp những nhược điểm của nó với tư cách một máy bay tiêm kích.
Ai cũng biết là có sự phản đối thực tế đối với việc sử dụng UAV cho nhiệm vụ giành ưu thế trên không. UAV thiếu sự nắm bắt tình huống của máy bay có người lái và cực kỳ dễ bị tổn thương trước các biện pháp đối phó điện tử vón có thể làm gián đoạn liên lạc với các nhân viên điều khiển chúng. Thậm chí chỉ một vài giây chậm trễ trong việc chuyển tiếp các lệnh điều khiển có thể là nguy hiểm sống còn đối với một UAV. Đồng thời, việc phát triển các UAV có đủ tính tự hoạt để tự vận hành trong chiến đấu không đối không khí thực sự là đáng sợ, không ai muốn một UAV có thể tự quyết việc giết người.
Nhưng nếu chúng ta không đánh giá sự đóng góp của UAV trong sự tách biệt mà như một phần của một hệ thống của các hệ thống để giành quyền thống trị trên không, tiện ích của nó trở nên rõ ràng hơn. Các máy bay tàng hình F-35 hoạt động trong môi trường đối kháng để nhận dạng và theo dõi mục tiêu, với các UAV mang các tên lửa mà JSF không thể mang. Thậm chí cả F-35B với tải trọng hạn chế cũng có thể đóng góp trong bối cảnh này vì có càng nhiều F-35 trên không thì bức tranh cung cấp cho các phi công và chỉ huy càng rõ.
Thật vậy, đây chính là loại chiến tranh trên không mà các nhà phát triển F-35 đã hình dung. Mặc dù tầm nhìn này đã là một phần của chương trình Joint Strike Fighter trong một thời gian, nhưng vì sao đó mà nó không được giải thích rõ ràng cho công chúng. Sự trao đổi chung của chúng ta vẫn dang tìm cách để khái niệm hóa các vũ khí cụ thể như là một phần của một hệ thống lớn hơn, chứ không phải là liên quan đến các tính năng cá nhân của chúng. Điều này hầu như không có nghĩa là các chương trình như F-35 hoặc UCLASS nên được miễn trừ chỉ trích, nhưng nó gợi ý những cách để bổ sung sắc thái trong sự phê phán.
Không phải là miễn cưỡng để cho rằng, F-35C và UCLASS sẽ cấu thành không quân hải quân Mỹ trong tương lai gần. Các báo cáo này cung cấp cho chúng tôi một chỉ dấu rõ hơn về cách thức các khả năng cảu chúng sẽ phối hợp với nhau và giúp làm sáng tỏ khả năng ứng dụng của cả hai chương trình.
Nguồn: The Diplomat // 3.1.2014.